I. CÁC VĂN BẢN DOANH NGHIỆP PHÂN BÓN CẦN BIẾT:
1. Luật trồng trọt 31/2018/QH14
- Nội dung chính: Luật này quy định về hoạt động trồng trọt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động trồng trọt; quản lý nhà nước về trồng trọt. Trong đó có quy định về quản lý nhà nước đối với phân bón
- Hiệu lực: Từ 01/01/2020
2. Nghị định 84/2019/NĐ-CP
- Nội dung chính: Quy định về quản lý phân bón
- Hiệu lực: Từ 01/01/2020
3. Thông tư 09/2019/TT-BNNPTNT
- Nội dung chính: ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón QCVN 01-189:2019/BNNPTNT
- Hiệu lực: Từ 01/01/2020
II. PHÂN LOẠI PHÂN BÓN THEO NGHỊ ĐỊNH 84/2019/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN:
1. Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ):
- Yếu tố nhận biết:
Các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản và tùy theo thành phần, hàm lượng hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính đối với cây trồng hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2. Nhóm phân bón hữu cơ:
- Yếu tố nhận biết:
Các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết) và tùy theo thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Các loại phân bón:
- Phân bón hữu cơ;
- Phân bón hữu cơ cải tạo đất;
- Phân bón hữu cơ nhiều thành phần
3. Nhóm phân bón sinh học:
- Yếu tố nhận biết:
Các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác và tùy theo thành phần hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
4. Phân bón rễ:
- Yếu tố nhận biết:
Sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ hoặc có tác dụng cải tạo đất.
5. Phân bón lá:
- Yếu tố nhận biết:
Sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.
QUY ĐỊNH VỀ BAO BÌ, NHÃN PHÂN BÓN:
Phân bón khi lưu thông trên thị trường phải được ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Hiện nay, cách ghi nhãn hàng hóa đối với phân bón được quy định trong Luật trồng trọt 2018 và Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.
- Nội dung bắt buộc trên nhãn đối với phân bón:
- Loại phân bón
- Mã số phân bón
- Định lượng
- Ngày sản xuất
- Hạn sử dụng
- Thành phần hoặc thành phần định lượng
- Thông tin cảnh báo
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản
- Nội dung bắt buộc trên nhãn đối với phân bón lá: Phải ghi rõ cụm từ “Phân bón lá”
- Nội dung bắt buộc trên nhãn đối với phân bón vi sinh: Ghi thêm chủng, số lượng vi sinh vật