QCVN 7:2019/BKHCN quy định mức giới hạn của yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu quản lý đối với các loại thép cốt bê tông, thép cốt bê tông dự ứng lực và thép phủ epoxy làm cốt bê tông được sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.
Quy chuẩn kỹ thuật này không áp dụng đối với thép làm cốt bê tông là thép hình, thép mạ và thép cốt bê tông sợi hỗn hợp phân tán.
Đối tượng áp dụng
Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông thép làm cốt bê tông.
- Lô sản phẩm
Thép làm cốt bê tông cùng mác, cùng đường kính danh nghĩa và được sản xuất cùng một đợt trên cùng một dây chuyền công nghệ.
- Lô hàng hóa
Thép làm cốt bê tông cùng mác, cùng đường kính danh nghĩa, cùng nội dung ghi nhãn, cùng nhà sản xuất hoặc do một tổ chức, cá nhân nhập khẩu cùng bộ hồ sơ hoặc kinh doanh tại cùng một địa điểm.
- Mác thép làm cốt bê tông
Ký hiệu mác thép làm cốt bê tông theo quy định trong tiêu chuẩn áp dụng do nhà sản xuất, nhập khẩu công bố áp dụng.
- Diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa
Diện tích mặt cắt ngang tương đương với diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa của một thanh tròn trơn có cùng đường kính danh nghĩa.
Lưu ý:
Tiêu chuẩn công bố áp dụng cho thép làm cốt bê tông sản xuất, nhập khẩu là tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia các nước ASEAN, tiêu chuẩn BS, ASTM, GOST, JIS, KS, GB, IS, CNS thì các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ theo tiêu chuẩn tương ứng hiện hành đã công bố áp dụng.
Trường hợp không phải là các tiêu trên thì các yêu cầu kỹ thuật nêu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng không được trái với các quy định kỹ thuật của thép làm cốt bê tông.
Quy định về ghi nhãn
Việc ghi nhãn hàng hóa phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các quy định hiện hành liên quan đến xuất xứ hàng hóa.
Nhãn trên bó hoặc cuộn thép làm cốt bê tông tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau:
– Tên, địa chỉ cửa cơ sở sản xuất, nhập khẩu;
– Tên sản phẩm;
– Xuất xứ hàng hóa;
– Định lượng: Khối lượng của bó hoặc cuộn;
– Thông số kỹ thuật, bao gồm:
– Số hiệu tiêu chuẩn do nhà sản xuất, nhập khẩu công bố áp dụng;
– Mác thép;
– Đường kính danh nghĩa;
– Riêng đối với thép cốt bê tông dự ứng lực, phải bổ sung thêm thông tin về giới hạn bền kéo danh nghĩa vô số cuộn hoặc số bó thanh liên quan đến phiếu ghi kết quả thử nghiệm.
– Tháng, năm sản xuất;
– Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
Thông tin ghi thêm trên thép thanh, thép dây phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Mác thép và đường kính danh nghĩa của thép thanh và thép dây sản xuất, nhập khẩu thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia các nước ASEAN, tiêu chuẩn BS, ASTM, GOST, JIS, KS, GB, IS, CNS hiện hành tương ứng do nhà sản xuất, nhập khẩu công bố áp dụng.
Đối với thép sản xuất theo TCVN 1651-2:2018, Đối với thép sản xuất theo TCVN 1651-2:2018
– Logo hoặc tên hoặc chữ viết tắt của nhà sản xuất;
– Ký hiệu của mác thép:
- CB300 hoặc CB3;
- CB400 hoặc CB4;
- CB500 hoặc CB5;
- CB600 hoặc CB6;
– Đường kính danh nghĩa d (bao gồm chữ “d” và giá trị đường kính danh nghĩa cụ thể).
Tổng kết
Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn một số thông tin về Chứng nhận chất lượng thép làm cốt bê tông. Hãy theo dõi website của chúng tôi để mở rộng thêm nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu nhé!
Xem thêm:
Chứng nhận hợp quy thép cốt bê tông dự ứng lực
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại