Tiêu chuẩn ISO 14001 là gì?
ISO 14001 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp:
- Giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường
- Thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường
Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như:
- Hệ thống quản lý môi trường
- Đánh giá vòng đời sản phẩm
- Nhãn sinh thái
- Xác định và kiểm kê khí nhà kính …
Đánh giá chứng nhận ISO 14001 là gì?
Giấy chứng nhận ISO 14001 là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đã có hệ thống quản lý môi trường đạt yêu cầu và đây chính là lợi thế giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu và mở rộng mô hình kinh doanh, sản xuất.
Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
Chứng nhận ISO 14001 là chứng minh cam kết của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong việc giảm lượng rác thải và tái chế các nguyên vật liệu khi cần thiết từ đó giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường, tuân thủ đúng pháp luật, quy định và chính sách môi trường khác.
Ở Việt Nam có những ngành nghề bắt buộc phải có chứng nhận ISO 14001, tiêu biểu như: khai thác quặng khoáng sản, luyện kim, sản xuất hóa chất, phân bón, sản xuất clinker, chế biến thủy sản, giết mổ gia súc gia cầm, sản xuất linh kiện điện tử…
Lợi ích khi doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO 14001
Dưới đây là những lợi ích hàng đầu của việc áp dụng ISO 14001 vào doanh nghiệp:
– Xác định các khoản tiết kiệm chi phí, đặc biệt là trong quản lý tài nguyên, chất thải và năng lượng của bạn;
– Nâng cao hiệu quả và giảm tác động đến môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm của bạn;
– Cải thiện hình ảnh và uy tín công ty của bạn, để giúp bạn giành được khách hàng mới;
– Định lượng, giám sát và kiểm soát tác động môi trường liên tục của các hoạt động của bạn;
– Đảm bảo tổ chức của bạn hiểu và tuân thủ luật môi trường.
Quy trình chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001?
– Bước 1: Đăng ký dịch vụ, trao đổi thông tin giữa khách hàng và tổ chức chứng nhận;
– Bước 2: Xác định phạm vi đánh giá chứng nhận; kế hoạch, nội dung công tác chứng nhận;
– Bước 3: Đánh giá chứng nhận (02 giai đoạn):
+ Giai đoạn 1: Đánh giá sơ bộ tài liệu, xem xét sự phù hợp của các tài liệu, quy trình áp dụng của Doanh nghiệp;
+ Giai đoạn 2: Thành lập đoàn đánh giá, thực hiện hoạt động đánh giá tại Doanh nghiệp;
– Bước 4: Xử lý hành động khắc phục (nếu có), cấp giấy chứng nhận ISO 14001 có hiệu lực 03 năm trên cơ sở được đánh giá giám sát định kỳ hàng năm;
– Bước 5: Giám sát định kỳ nhằm đảm bảo hệ thống quản lý tiếp tục được duy trì và cải tiến hiệu lực và hiệu quả;
– Bước 6: Tái chứng nhận sau 03 năm để xác nhận sự phù hợp và hiệu lực, hiệu quả của hệ thống.
Tổng kết
Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn một số thông tin về Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001. Hãy theo dõi website của chúng tôi để mở rộng thêm nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu nhé!
Xem thêm:
Chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu
Dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế