ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính …
Bộ tiêu chuẩn này là giúp các tổ chức sản xuất/dịch vụ bảo vệ môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường của mình.
Hầu như bất cứ một doanh nghiệp nào trong quá trình sản xuất thương mại đều có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh ở một mức độ nào đó. Chính vì thế mà bộ Tiêu chuẩn ISO 14001 có thể áp dụng cho mọi loại hình tổ chức thuộc mọi quy mô. Những đơn vị có nhận thức và mong muốn thực hiện hoặc cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình đến môi trường xung quanh.
Đối tượng áp dụng
Được chia làm 3 nhóm:
· Nhóm các Doanh Nghiệp sản xuất trong nước có tác động đến Môi Trường ở mức độ cao như Hóa Chất, Chăn Nuôi, May mặc, Dệt May, …
· Nhóm các Doanh Nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh với các nước cần thiết phải áp dụng ISO 14001:2015 để đồng bộ với Công ty mẹ.
· Các Doanh Nghiệp muốn áp dụng hệ thống quản lý, giám sát và kiểm soát các vấn đề của mình một cách toàn diện và bền vững.
Thuận lợi khi áp dụng ISO 14001 tại thị trường Việt Nam
+ Chính phủ Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề môi trường – Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn
+ Tỷ lệ thuận với tốc độ xuống cấp của môi trường, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã tăng nhanh chóng. Các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đã quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường. Trong đó nhấn mạnh, các cá nhân, doanh nghiệp phải thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Do đó, hệ thống tiêu chuẩn về môi trường (ISO 14001) cũng đã được ban hành, làm cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi trường.
+ Sức ép từ các công ty đa quốc gia
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam kéo theo các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay nghề công nhân, trình độ chuyên môn hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội. Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức/doanh nghiệp trong nước cần tự hoàn thiện mình để có thể hòa nhập được vào sân chơi chung.
Hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/nhà thầu của mình phải đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và chứng chỉ ISO 14001 như sự bảo đảm cho các yếu tố đó.
+ Sự quan tâm của cộng đồng
Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa. Điều này cũng đã thể hiện một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng và sự quan tâm của Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và ISO 14001 nói riêng. Định hướng này cũng sẽ tạo tiền đề cho các cấp, các ngành, các địa phương xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho mình để từ đó thúc đẩy việc áp dụng ISO 14001 trên phạm vi toàn quốc.
Khó khăn khi áp dụng ISO 14001 tại thị trường Việt Nam
+ Thiếu sự tham gia của toàn tổ chức
Nội dung của tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 yêu cầu về sự tham gia của tổ chức trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường. Theo đó tiêu chuẩn này phải được áp dụng bắt đầu từ ban lãnh đạo của tổ chức. Sau đó là đến ban ISO, đội ứng phó tình trạng khẩn cấp cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong tổ chức.
+ Hệ thống quản lý môi trường chưa thích hợp
Doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 nhưng vẫn chưa thích hợp dù đã cố gắng xây dựng những quy trình, biểu mẫu theo đúng yêu cầu. Tuy nhiên những biểu mẫu và quy trình này lại không được xây dựng dựa theo đặc điểm thực tế của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải thiết lập, xác định và chỉ ra được định hướng trong công tác bảo vệ môi trường của mình trước khi triển khai hệ thống quản lý môi trường. Công tác bảo vệ môi trường cần đảm bảo phù hợp với quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc sản xuất kinh doanh của tổ chức.
Mặt khác trong quá trình định hướng chính sách phát triển chung của doanh nghiệp thì tổ chức còn phải thiết lập chính sách bảo vệ môi trường. Chính sách bảo vệ môi trường nếu chỉ mang tính hình thức hoặc chưa phổ biến để rộng rãi cho tất cả cán bộ công nhân viên trong tổ chức thì cũng không đạt được hiệu quả như mong muốn.
+ Thiếu tính cải tiến khi triển khai theo tiêu chuẩn ISO 14001
Tiêu chuẩn chứng nhận ISO 14001:2015 ban hành với khác biệt cơ bản nằm trong tính cải tiến liên tục được xây dựng dựa trên chu trình PDCA gồm 4 hoạt động hoạch định, thực hiện, kiểm tra và hành động. Tuy nhiên trong quá trình triển khai không phải doanh nghiệp nào cũng có thể cải tiến kết quả hoạt động của mình dù đã áp dụng và xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001.
Để thực hiện được hành động cải tiến giúp hệ thống quản lý môi trường hiệu quả khi doanh nghiệp cần phải xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 14001 từ chính mục tiêu và nhu cầu thực tế của mình. Tức là mọi quá trình phải được xây dựng dựa trên định hướng và mục tiêu ban đầu.
+ Đánh giá nội bộ hiệu quả chưa cao
Một trong những nội dung quan trọng để đánh giá tiêu chuẩn ISO 14001:2015 chính là công tác đánh giá nội bộ. Đây là hoạt động tắt nguồn và yêu cầu tổ chức cần phải triển khai định kỳ để xác định tính hiệu quả khi thực hiện hệ thống quản lý môi trường.
Đồng thời việc đánh giá nội bộ còn giúp tìm ra những cơ hội để có thể cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường. Tuy nhiên đa số Doanh nghiệp gặp phải vấn đề khi triển khai đánh giá nội bộ do đánh giá viên chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ, năng lực; quá trình được thực hiện chỉ mang tính hình thức mà thiếu sự khách quan, công bằng.