Nhiều thương nhân cần cấp phép nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm. Đặc biệt trong trường hợp nhập khẩu thức ăn thủy sản, trong đó nguyên liệu không thuộc danh mục theo quy định, cần mẫu đơn. Đó là Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
Hiện các quy định về nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm còn chưa hoàn thiện, vì vậy vẫn cần có sự cập nhật, bỏ sung, sửa đổi. Trên cơ sở đó, bài viết này căn cứ vào pháp luật hiện hành tính đến ngày 7/10/2023. Để cập nhật quy định mới nhất, vui lòng liên hệ với VIETCERT qua Hotline/Zalo 0932135515.
1. Các trường hợp cấp phép nhập khẩu thủy sản sống
Chỉ trường hợp thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, mới cần làm thủ tục cấp phép, còn nếu thủy sản sống đã có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thì không cần thủ tục cấp phép. Ngoài ra, cần lưu ý về nguyên liệu sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản được cho phép theo quy định.
Xem thêm: Các quy định của Việt Nam mới nhất 2023 về kiểm dịch thực vật nhập khẩu
1.1. Đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro: Thủy sản sống lần đầu nhập khẩu để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí.
1.2. Đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro:
a) Thủy sản sống nhập khẩu để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí đã được đánh giá rủi ro;
b) Thủy sản sống nhập khẩu để nghiên cứu khoa học;
c) Thủy sản sống nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm.
2. Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống
2.1. Đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro
b) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không hợp lệ, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân và nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định tại Chương III Thông tư này, cấp Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống kèm theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu được phê duyệt theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp phép nhập khẩu, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
đ) Tổng cục Thủy sản trả Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến hoặc cơ chế một cửa quốc gia.
2.2. Đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản cấp Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống kèm theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống được phê duyệt (đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này) hoặc phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm được phê duyệt (đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này) theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cách thức thực hiện
Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
4. Thành phần, số lượng hồ sơ
4.1. Thành phần:
Đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro
– Bản chính bản thuyết minh đặc tính sinh học của thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro
a) Để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí bao gồm:
– Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Để nghiên cứu khoa học bao gồm:
– Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Để trưng bày tại hội chợ, triển lãm bao gồm:
– Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
4.2. Số lượng:
01 bộ.
5. Thời gian thực hiện và hiệu lực
15 ngày làm việc (đối với đăng ký lần đầu), 3 ngày làm việc (đối với đăng ký lần sau).
Hiệu lực giấy phép nhập khẩu thủy sản sống
2. Hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống để trưng bày tại hội chợ, triển lãm căn cứ trên đề xuất của tổ chức, cá nhân và kế hoạch tổ chức hội chợ, triển lãm nhưng không quá thời điểm kết thúc hội chợ, triển lãm.
6. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Giấy phép nhập khẩu thủy sản.
Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm có giá trị cho toàn bộ lô hàng và hiệu lực được ghi trong giấy phép theo từng giống, loài thủy sản sống nhưng không quá 01 năm kể từ ngày cấp.
7. Phí và lệ phí
7.1. Tổ chức thu lệ phí và phí
1. Tổ chức thu lệ phí gồm: Tổng cục Thủy sản và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Tổ chức thu phí gồm:
a) Tổng cục Thủy sản;
b) Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản;
c) Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
7.2. Biểu phí, lệ phí trong lĩnh vực quản lý chất lượng vật tư nuôi trồng thủy sản
Số TT | Danh mục | Mức thu |
I | Mức thu lệ phí | |
1 | Lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn; công bố hợp quy vật tư nuôi trồng thủy sản nhập khẩu | 50.000 đồng/lần |
2 | Lệ phí công nhận chất lượng vật tư nông nghiệp được phép lưu hành tại Việt Nam | 50.000 đồng/lần |
II | Mức thu phí | |
1 | Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận vật tư nuôi trồng thủy sản nhập khẩu | 470.000 đồng + Số lượng mẫu x 80.000 đồng/mẫu |
2 | Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm vật tư nuôi trồng thủy sản: | |
a | Đăng ký mới | 1.050.000 đồng/lần/sản phẩm |
b | Đăng ký lại/gia hạn | 500.000 đồng/lần/sản phẩm |
c | Thay đổi thông tin doanh nghiệp/sản phẩm | 350.000 đồng/lần/cơ sở/sản phẩm |
3 | Phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản: | |
a | Có hoạt động sản xuất | 5.700.000 đồng/lần |
b | Không có hoạt động sản xuất | 1.500.000 đồng/lần |
4 | Phí thẩm định công nhận hoặc chỉ định, giám sát phòng kiểm nghiệm, phòng thử nghiệm trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản | 5.700.000 đồng/lần |
8. Mẫu đơn, mẫu tờ khai nhập khẩu thủy sản
Đơn đăng ký nhập khẩu theo Mẫu số 03/TS ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015.
TÊN CƠ SỞ Số:………. |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc —————————– |
…………, ngày……tháng …..năm… |
ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản
– Căn cứ nhu cầu nhập khẩu cho mục đích:
* Khảo nghiệm | £ | * Hội chợ, triển lãm | £ |
* Nghiên cứu | £ | * Mục đích khác (Ghi rõ) | £ |
Tên, địa chỉ liên hệ của cơ sở nhập khẩu: ………………………………………………………
Tel:…………………………………….. Fax:………………………………………………………………
1.Tên thương mại
2.Tên khoa học (nếu có):
- Nhà sản xuất:
- Nước xuất khẩu:
- Số lượng, kích cỡ, khối lượng:
- Thời gian nhập khẩu:
- Cửa khẩu nhập khẩu, địa chỉ:
- Địa điểm lưu giữ:
- Mục đích nhập khẩu:
(Nếu là hội chợ, triển lãm phải ghi thêm: Tên, thời gian hội chợ, triển lãm).
Cam kết thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật có liên quan.
Đề nghị Tổng Cục Thuỷ sản xem xét, cấp phép.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Giấy phép nhập khẩu thủy sản theo Mẫu số 04/TS ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỔNG CỤC THUỶ SẢN
Số:……/GPNK-TCTS |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Hà Nội, ngày…..tháng ….năm 20… |
GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THỦY SẢN
– Căn cứ Thông tư số…/2015/TT-BNNPTNT ngày..tháng…năm.. về việc..
– Căn cứ đơn đăng ký nhập khẩu số …….. ngày …… tháng….. năm 20.. của (cơ sở) ……………………………và hồ sơ đăng ký nhập khẩu.
– Căn cứ kết quả thẩm định (số ….TĐHS ngày….tháng….năm 20..)
Tổng cục Thuỷ sản đồng ý cho:
Tên cơ sở ……………………………………………………………………
Địa chỉ………………………………………………………………………
Điện thoại………………………………..Fax………..………….…………
Được phép nhập khẩu …………………………..……Để.……………….…
- Tên thương mại:……………………………………………….…………
- Tên khoa học:………….………………………………………………….
- Số lượng:……………….….Khối lượng…………………………………
- Quy cách bao gói…………………………………………………………
- Tên cơ sở sản xuất:……..………………………………………………..
- Địa chỉ nhà sản xuất………….……..…ĐT………. Fax………………..
- Nước xuất khẩu:……………….…………………………………………
- Thời gian nhập khẩu:…………………………………………………….
- Địa điểm nhập khẩu:……………………………………………………..
- Mục đích nhập khẩu:……………………..………………………………
Giấy phép này có giá trị đến hết ngày:…….…………………………………
Cơ sở phải thực hiện đúng mục đích nhập khẩu và thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Nơi nhận:
– Cơ sở đăng ký; – …………; – Cơ quan quản lý NTTS tỉnh/tp…; – Lưu: VT, …. |
Hà Nội, ngày…..tháng ….năm 20…
TỔNG CỤC TRƯỞNG (Họ và tên, chữ ký và đóng dấu) |
9. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)
Không.
10. Căn cứ pháp lý
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại
– Nghị định 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ công thương
– Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản
– Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/ 02/2015 Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
– Thông tư số 284/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực quản lý chất lượng vật tư nuôi trồng thủy sản.
– Thông tư 09/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 284/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực quản lý chất lượng vật tư nuôi trồng thủy sản.
Một lần nữa, lưu ý hiện các quy định về nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm còn chưa hoàn thiện, vì vậy vẫn cần có sự cập nhật, bỏ sung, sửa đổi. Trên cơ sở đó, bài viết này căn cứ vào pháp luật hiện hành tính đến ngày 7/10/2023.
Để cập nhật quy định mới nhất, vui lòng liên hệ với VIETCERT qua Hotline/Zalo 0932135515.