Chứng nhận VietGAP trồng trọt

VietGAP là gì?

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices – Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam) là giấy chứng nhận quy trình sản xuất thực phẩm sạch do Cục Trồng trọt biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch sản phẩm của mình.

Tiêu chuẩn VietGAP mới theo TCVN 11892-1:2017 phần 1 trồng trọt theo Quyết định số 2802/QĐ-BKHCN ngày 17/10/2017 của Bộ Khoa học và công nghệ.

Chứng nhận VietGAP trồng trọt
Chứng nhận VietGAP trồng trọt

Phân loại VietGAP

VietGAP được chia thành 3 nhóm:

  • VietGAP trồng trọt: rau quả tươi, chè búp tươi, lúa, cà phê,…
  • VietGAHP chăn nuôi: Bò sữa, bò thịt, dê, lợn, gà, ngan, vịt, ong,…
  • VietGAP thủy sản: Cá tra, cá rô phi, tôm sú, tôm chân trắng,…

Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt

– Tiêu chuẩn VietGAP theo TCVN 11892-1:2017 có thể áp dụng được cho các hoạt động: canh tác, trồng trọt các nông sản có nguồn gốc thực vật bao gồm:

  • Trái cây
  • Ngũ cốc (lúa, ngô, sắn, đậu tượng, khoai,…)
  • Cà phê, hạt tiêu, kakao, hạt điều,…

Các yêu cầu chính trong tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt

Tiêu chuẩn VietGAP chú trọng vào những yêu cầu về đảm bảo An toàn thực phẩm và An toàn cho người tiêu dùng. Cụ thể như sau:

  • An toàn cho Thực phẩm
  • An toàn cho Môi trường xung quanh
  • An toàn Lao động cho người sản xuất
  • An tâm truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Cụ thể là việc quy định rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp như:

  • Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
  • Quản lý Giống và gốc ghép
  • Quản lý đất và giá thể
  • Quản lý Phân bón và chất phụ gia
  • Quản lý Nước tưới cho cây trồng
  • Quản lý Hóa chất (gồm phân vô cơ và thuốc BVTV)
  • Quản lý Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
  • Quản lý và xử lý chất thải
  • Quản lý An toàn lao động
  • Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
  • Kiểm tra nội bộ
  • Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Quy tắc để được cấp giấy chứng nhận VietGAP

Trong hoạt động canh tác nông nghiệp theo TCVN 11892-1:2017 các trang trại và nông dân cần nắm rõ những quy tắc sau:

– Đúng loại: Thuốc, phân bón, vật tư sử dụng trong canh tác phải trong danh sách được phép lưu hành và sử dụng. Không được phép dùng thuốc, phân bón bị cấm sử dụng.

– Đúng liều lượng: Thuốc, phân bón phải được áp dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc kỹ sư nông nghiệp

– Đúng lúc: Sử dụng thuốc, phân bóng đúng tiến độ sinh trưởng của cây trồng

– Đúng thời gian cách ly: Thời điểm thu hoạch phải đảm bảo thời gian cách ly không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Điều này để đảm bảo sẽ không còn thuốc trên sản phẩm trước khi thu hoạch.

Quy trình thực hiện cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP

Bước 1: Đăng ký chứng nhận

Bước 2: Ký hợp đồng chứng nhận

Bước 3: Xếp lịch, thành lập đoàn đánh giá và lên kế hoạch đánh giá

Bước 4: Sắp xếp lịch đào tạo nhận thức và tiến hành đánh giá chính thức

Bước 5: Lấy mẫu thử nghiệm

Bước 6: Kiểm tra kết quả thử nghiệm và hồ sơ đánh giá

Bước 7: Cấp giấy chứng nhận VietGAP

Bước 8: Giám sát định kỳ

Bước 9: Tái cấp chứng nhận

Tổng kết

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn một số thông tin về Chứng nhận VietGAP trồng trọt. Hãy theo dõi website của chúng tôi để mở rộng thêm nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu nhé!

Xem thêm:

Kiểm nghiệm thực phẩm

Dịch vụ khai báo hải quan tại cửa khẩu Hoàng Diệu (Bù Đốp, Bình Phước) / Lapake (Mondulkiri, Campuchia)