Công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi

Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là gì?

Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là:

  • Hoạt động đánh giá chất lượng các sản phẩm thức ăn chăn nuôi,
  • Nhà xưởng sản xuất thức ăn chăn nuôi

để đối chiếu với các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy chuẩn quy định và đưa ra kết luận.

Tại Việt Nam, việc thực hiện hợp quy được yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức sản xuất thức ăn chăn nuôi muốn đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia như sau:

* QCVN 01-183:2016/BNNPTNT Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng các loại:

  • Độc tố
  • Nấm mốc
  • Kim loại nặng
  • Vi sinh vật

* QCVN 01-190:2020/BNNPTNT Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.

Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi thuộc danh mục quy định tại quy chuẩn bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy sản phẩm của mình.

Công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi
Công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi

Các loại thức ăn chăn nuôi nào cần chứng nhận hợp quy

  • Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
  • Thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn cho gia súc, gia cầm
  • Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn, gà, chim cút, ngan, vịt;
  • Thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, ngan, vịt;
  • Thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt
  • Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho động vật cảnh (chim, chó, mèo và động vật cảnh khác)
  • Thức ăn truyền thống

Quy trình chứng nhận hợp quy theo PT5 đối với sản phẩm sản xuất trong nước

Bước 1: Đăng ký chứng nhận;

Bước 2: Xem xét hồ sơ đăng ký chứng nhận có phù hợp với quy định;

Bước 3: Tiến hành đánh giá nhà xưởng sản xuất, lấy mẫu thực tế

Bước 4: Tiến hành đánh giá chính thức sản phẩm thông qua thử nghiệm tại phòng thử nghiệm có đủ năng lực

Bước 5: Tiến hành khắc phục các điều khoản không phù hợp (nếu quá trình đánh giá không có điều khoản không phù hợp thì bỏ qua bước này)

Bước 6: Cấp chứng nhận hợp quy

Bước 7: Tiến hành đánh giá giám sát hằng năm;

Bước 8: Công bố hợp quy tại Sở NNPTNT

Quy trình chứng nhận hợp quy theo PT7 đối với sản phẩm nhập khẩu

Bước 1: Đăng ký chứng nhận;

Bước 2: Xem xét hồ sơ đăng ký chứng nhận có phù hợp với quy định;

Bước 3: Tiến hành kiểm tra thực tế lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm

Bước 4: Tiến hành đánh giá chính thức sản phẩm thông qua thử nghiệm tại phòng thử nghiệm có đủ năng lực

Bước 5: Cấp chứng nhận hợp quy

Bước 6: Công bố hợp quy tại Sở NNPTNT

Hồ sơ công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi

– Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định

– Bản công bố hợp quy

– Bản sao giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký kinh doanh/Đăng ký hộ kinh doanh/Quyết định thành lập/Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật

– Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp (Bản sao giấy chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi) kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân..

Tổng kết

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn một số thông tin về Công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi. Hãy theo dõi website của chúng tôi để mở rộng thêm nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu nhé!

Xem thêm:

Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001

Dịch vụ chuyển phát nhanh giá rẻ của Indochinapost