Giấy chứng nhận hun trùng – Fumigation Certificate
Fumigation Certificate là gì?
Giấy chứng nhận hun trùng là một loại giấy chứng nhận được cấp sau khi hàng hóa đã được xử lý phun hóa chất diệt côn trùng, để phục vụ quá trình xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Giấy chứng nhận hun trùng xác nhận lô hàng đã được thực hiện diệt côn trùng và theo các quy định và tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hàng hải Quốc tế (International Maritime Organization – IMO) và Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air Transport Association – IATA). Giấy chứng nhận này cung cấp thông tin về ngày diệt côn trùng, phương pháp diệt côn trùng được sử dụng, tên và địa chỉ của đơn vị tiến hành diệt côn trùng, và kết quả kiểm tra.
Những mặt hàng cần có Giấy chứng nhận hun trùng
Hiện nay, tùy từng loại mặt hàng sẽ cần những loại giấy chứng nhận khác nhau. Các mặt hàng cần có Certificate of Fumigation khi xuất khẩu thường bao gồm:
- Hàng nông sản: Như cà phê, tiêu, điều và các sản phẩm nông sản khác có nguồn gốc hữu cơ.
- Hàng hóa từ gỗ: Bao gồm hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan và các sản phẩm gỗ chưa qua xử lý bề mặt.
- Bao bì đóng gói dạng gỗ: Đối với các dạng bao bì đóng gói như kiện gỗ dành cho đồ gốm sứ, máy móc, phụ tùng… cần được hun trùng và xử lý bề mặt.
- Bao bì, kệ và vật chèn lót bằng gỗ: Bao gồm pallet gỗ, thùng kiện gỗ, tấm gỗ kê, vật chèn lót bằng gỗ… để hạn chế mối mọt và hư hỏng.
Ngoài ra, có thể có các quy định cụ thể khác tùy thuộc vào từng quốc gia và vùng lãnh thổ. Vì vậy, khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa, cần tìm hiểu kỹ quy định của từng quốc gia để đảm bảo tuân thủ và đáp ứng yêu cầu hợp lệ khi xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, thông tin về các quy định và yêu cầu xuất nhập khẩu có thể thay đổi theo thời gian và địa điểm. Vì vậy, luôn cần cập nhật thông tin mới nhất và tham khảo các nguồn chính thức hoặc cơ quan chuyên môn để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật khi xuất nhập khẩu hàng hóa.
Bộ chứng từ cần chuẩn bị để được cấp Chứng thư hun trùng
Để được cấp giấy chứng nhận hun trùng cho hàng hóa xuất khẩu, bạn cần chuẩn bị một bộ chứng từ có đầy đủ giấy tờ theo quy định. Theo đó, bộ chứng từ bận cần chuẩn bị gồm có:
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại điện tử)
- Packing List (Phiếu đóng gói)
- Bill of Lading (Vận đơn đường biển)
Thông thường, thời gian cấp chứng thư khử trùng sẽ là 1 – 2 ngày kể từ khi phun thuốc và gửi bộ chứng từ cần chuẩn bị cho cơ quan chuyên trách theo quy định.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận hun trùng
Trước khi đóng gói bao bì, bên xuất khẩu sẽ liên hệ tới đơn vị hun trùng để tiến hành công tác kiểm tra hàng hóa. Sau khoảng thời gian 1-2 ngày, đơn vị hun trùng sẽ gửi tới chủ hàng hóa giấy chứng nhận hun trùng. Cụ thể thủ tục cấp chứng nhận:
- Báo địa điểm, tên hàng, số lượng hàng hóa, người liên hệ, nước nhập khẩu, thời điểm cụ thể;
- Scan hoặc Fax vận đơn chủ (HAWB) cho Công ty hun trùng để họ có các thông tin cần thiết để cấp giấy chứng nhận;
- Nhận giấy chứng nhận hun trùng bản copy, kiểm tra thông tin trên chứng thư xem đầy đủ và chính xác chưa. Trong trường hợp chính xác thì ký vào xác nhận. Trường hợp thấy có sự sai lệch trong các thông tin, cần báo ngay tới Đơn vị hun trùng để được chỉnh sửa;
- Nhận chứng thư gốc và thanh toán tiền (nếu yêu cầu).
Nội dung trên Giấy chứng nhận hun trùng
Trên một Giấy xác nhận hun trùng sẽ biểu thị các nội dung như sau:
- Description of goods: Mô tả hàng hóa – Nội dung giống với trên invoice và vận đơn;
- Quantity: Số lượng hàng hóa;
- Weight: Trọng lượng;
- B/L No: Số vận đơn;
- Has been fumigated with: Được khử trùng bằng thuốc gì (Methyl Bromide);
- Means of conveyance: Tên phương tiện vận chuyển;
- Duration of exposure: Thời gian thuốc ngấm (48 giờ ở 25 độ C);
- Dosage: Liều lượng (48gr/m3);
- Date fumigated: Ngày khử trùng (ngày đóng container hàng xuất khẩu, thông thường trước ETD vài ngày);
- Place of fumigation: Địa điểm khử trùng (Có thể ở nhà máy nơi đóng cont hoặc khử trùng tại bãi để container gần cảng);
- Consignee: Người nhận hàng (Buyer);
- Số cont/seal.