Kiểm nghiệm thực phẩm

Giới thiệu về Kiểm nghiệm thực phẩm

Kiểm nghiệm thực phẩm
Kiểm nghiệm thực phẩm

Theo luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 của Quốc hội ngày 17/6/2010, kiểm nghiệm thực phẩm là:

  • Hoạt động thử nghiệm
  • Đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật
  • Tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm
  • Phụ gia thực phẩm
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
  • Chất bổ sung vào thực phẩm
  • Bao gói
  • Dụng cụ
  • Vật liệu chứa đựng thực phẩm

Sự cần thiết của kiểm nghiệm

  • Quy định bởi Luật an toàn thực phẩm

Luật an toàn thực phẩm Số 55/2010/QH12 của Quốc hội ngày 17/6/2010 qui định:

– Sản phẩm thực phẩm phải đáp ứng:

  • Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
  • Tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh
  • Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
  • Dư lượng thuốc thú y
  • Kim loại nặng
  • Tác nhân gây ô nhiễm

các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

– Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Do đó kiểm nghiệm thực phẩm là hoạt động bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh và sản xuất thực phẩm

  • Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng

 Là để đảm bảo sản phẩm thực phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu.

– Để xác định sản phẩm thực phẩm an toàn cho người sử dụng. Ví dụ: thực phẩm không chứa các vi sinh vật gây bệnh (Listeria , Salmonella, Vibio…), hoá chất độc hại (ví dụ: thuốc bảo vệ thực vật, chất cấm (Aurmine O)…), phụ gia thực phẩm không được phép sử dụng trong thực phẩm…

Kiểm soát chất lượng

Ngành công nghiệp thực phẩm có tính cạnh tranh cao và các nhà sản xuất thực phẩm đang tiếp tục cố gắng tăng thị phần và lợi nhuận, để làm được điều này, các nhà sản xuất thực phẩm phải đảm bảo tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, chi phí thấp, đảm bảo an toàn và bổ dưỡng. Để đáp ứng các yêu cầu khắt khe này, các nhà sản xuất thực phẩm cần tiến hành kiểm nghiệm nguyên liệu thực phẩm trước, trong và sau quá trình sản xuất để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng tiêu chuẩn mong muốn.

Dựa trên nguyên tắc kiểm nghiệm nguyên liệu và bán thành phẩm là một bước đi tiên quyết để tạo ra sản phẩm thực phẩm an toàn. Tiếp đó, kiểm nghiệm là hoạt động không thể thiếu để ghi nhận các thông tin chi tiết về sản phẩm thực phẩm. Kết quả kiểm nghiệm có thể được sử dụng để công bố sản phẩm. Nó cho biết thuộc tính của thực phẩm để đảm bảo sản phẩm đó đáp ứng các yêu cầu pháp lý, ghi nhãn phù hợp, an toàn, có chất lượng cao, giữ được các đặc tính mong muốn đến thời điểm huỷ bỏ sản phẩm.

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Trong những năm gần đây, đã có những thay đổi đáng kể trong nhu cầu của người tiêu dùng đối với thực phẩm, đòi hỏi phát triển các sản phẩm không những đảm bảo chất lượng, chi phí thấp và có các chức năng hỗ trợ sức khoẻ. Các nhà sản xuất thực phẩm đã phải có các hướng phát triển, đẩy mạnh đa dạng sản phẩm mới để duy trì tính cạnh tranh trong ngành công nghiệp thực phẩm. Để đáp ứng nhu cầu này, các nhà sản xuất thực phẩm thường thuê các đội ngũ nghiên cứu phát triển, cải tiến sản phẩm hiện có và giảm chi phí sản xuất.

Từ đó, các sản phẩm mới luôn cần được kiểm nghiệm để xác định sản phẩm mới có đạt yêu cầu đầu ra. Nó là hoạt động cần thiết để mô tả tính chất tổng thể của sản phẩm thực phẩm mới (màu sắc, kết cấu, hương vị, thời hạn sử dụng,…), để xác định vai trò của mỗi thành phần và để xác định tính chất của thực phẩm bị ảnh hưởng như thế nào bởi các điều kiện xử lý và bảo quản khác nhau. Từ kết quả kiểm nghiệm sẽ giúp các nhà sản xuất thực phẩm điều chỉnh quy trình sản xuất và phát triển được sản phẩm tối ưu, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Các lĩnh vực kiểm nghiệm

  • Kiểm nghiệm thành phần dinh dưỡng
  • Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm
  • Đánh giá hạn sử dụng của sản phẩm thực phẩm
  • Kiểm nghiệm cảm quan thực phẩm
  • Kiểm nghiệm độc tố tự nhiên
  • Kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
  • Kiểm nghiệm chất lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y
  • Kiểm nghiệm chất gây dị ứng
  • Kiểm nghiệm dư lượng thuốc kháng sinh
  • Kiểm nghiệm kim loại nặng
  • Kiểm nghiệm vi khoáng
  • Kiểm nghiệm vi sinh vật
  • Đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn

Đối tượng kiểm nghiệm

  • Kiểm nghiệm thịt và sản phẩm thịt
  • Kiểm nghiệm sữa và sản phẩm sữa
  • Kiểm nghiệm ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc
  • Kiểm nghiệm mật ong và sản phẩm từ mật ong
  • Kiểm nghiệm thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản
  • Kiểm nghiệm rau củ quả
  • Kiểm nghiệm thực phẩm hỗn hợp
  • Kiểm nghiệm nước giải khát
  • Kiểm nghiệm rượu, bia
  • Kiểm nghiệm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
  • Kiểm nghiệm nguyên liệu thực phẩm
  • Kiểm nghiệm bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp thực phẩm

Tổng kết

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn một số thông tin về Kiểm nghiệm thực phẩm. Hãy theo dõi website của chúng tôi để mở rộng thêm nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu nhé!

Xem thêm:

Chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may

Dịch vụ khai báo hải quan tại cửa khẩu Mỹ Quý Tây (Đức Huệ, Long An) – Somrong (Svay Rieng, Campuchia)