Các đơn vị được nhập khẩu máy in
Trước đây, chỉ có các đối tượng sau được phép nhập khẩu máy in, bao gồm:
- Cơ sở in;
- Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị ngành in theo quy định của pháp luật;
- Cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân được phép sử dụng thiết bị in để phục vụ công việc nội bộ.
(Tham khảo khoản 2, điều 27, nghị định số 60/2014/NĐ-CP)
Có nghĩa là khi xin giấy phép nhập khẩu bạn phải xuất trình đăng ký kinh doanh có chức năng nhập khẩu thiết bị in hoặc nhập khẩu văn phòng phẩm.
Tuy nhiên sau khi nghị định số 25/2018/NĐ-CP được ban hành thì các tổ chức, doanh nghiệp có thể thoải mái tiến hành thủ tục nhập khẩu máy in mới về Việt Nam và khi xin cấp giấy phép nhập khẩu (với 1 số loại), bạn chỉ cần xuất trình đăng ký kinh doanh của công ty mình là làm được.
Danh mục máy in phải xin giấy phép nhập khẩu
Vậy những loại máy in nào cần giấy phép nhập khẩu và loại nào không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Việc phân loại các loại giấy in phải xin giấy phép nhập khẩu, thủ tục và hồ sơ xin giấy phép được quy định tại Nghị định số 60/2014/NĐ-CP và thông tư số 16/2015/TT-BTTTT (Phụ lục I).
Theo đó, máy in phải xin giấy phép nhập khẩu được phân loại chủ yếu dựa theo công nghệ in của máy mà không dựa theo công dụng. Cụ thể thì các loại máy in sau phải xin giấy phép nhập khẩu của Cục Xuất bản:
- Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số như: máy in laser, máy in phun có tốc độ in trên 50 tờ (khổ A4)/phút hoặc có khổ in trên A3 hay máy có kết hợp tính năng photocopy màu (đa màu).
- Máy in offset, flexo, ống đồng, letterpress.
- Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.
- Các loại máy in nhiệt, máy in 3d, máy in lưới (lụa) không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.
(Tham khảo phụ lục I, thông tư số 16/2015/TT-BTTTT)
Trình tự và hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu
Thủ tục cấp phép nhập khẩu máy in:
Tổ chức, cá nhân làm thủ tục nhập khẩu nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in qua qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp trực tiếp tại Cục Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in (kết quả như mẫu dưới đây); trường hợp không cấp giấy phép sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu gồm có:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu số 04 tại phụ lục của nghị định số 25/2018/NĐ-CP.
- Catalogue của các thiết bị in.
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh.
- Thủ tục nhập khẩu máy in tại cơ quan Hải quan
Sau khi được cấp giấy phép, bạn nộp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục là có thể thông quan cho lô hàng nhé.
Khi làm thủ tục thông quan, ngoài xuất trình giấy phép nhập khẩu bạn cần có sẵn những chứng từ theo quy định của Hải quan như:
- Hợp đồng mua bán,
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice),
- Bản kê hàng hóa (Packing list),
- Vận đơn (Bill of Lading),
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin) v.v…
Những công việc chính trong bước này gồm: lên và truyền tờ khai hải quan, nộp hồ sơ hải quan, nộp thuế nhập khẩu, kiểm hóa (nếu luồng đỏ)… Để tìm hiểu chi tiết, bạn có thể đọc bài viết riêng về Thủ tục hải quan.
Trên đây là các thủ tục nhập khẩu máy in. Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy bổ ích nhé!
Tham khảo thêm một số bài viết khác:
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất phân bón
Gửi giày dép đi Tây Ban Nha nhanh chóng