Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo

Trong những năm gần đây, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhiều chuyên gia đánh giá, Việt Nam hoàn có khả năng vượt qua Thái Lan, vươn lên vị trí thứ hai thế giới. Nhà nước khuyến khích các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, đồng thời cũng có những quy định chặt chẽ về điều kiện cũng như thủ tục hải quan chặt chẽ trước khi thông quan lô hàng gạo xuất khẩu. Việc kinh doanh xuất khẩu gạo là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó, thương nhân khi tham gia vào hoạt động này cần đáp ứng các quy định nhất định. Vậy khi nào thương nhận đủ điều kiện để xuất khẩu gạo? Trường hợp nào không phải xin giấy phép xuất khẩu gạo? Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu gạo được tiến hành như thế nào? Cùng Vietcert tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Cơ sở pháp lý quy định về cấp giấy phép xuất khẩu gạo

Việc xin giấy phép xuất khẩu gạo được quy định cụ thể tại các văn bản sau đây:

  • Luật Thương mại năm 2005;
  • Luật Quản lý ngoại thương năm 2017;
  • Nghị định 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo;
  • Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BCT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ xuất khẩu gạo;
  • Các văn bản pháp luật liên quan.

Muốn kinh doanh xuất khẩu gạo cần đáp ứng điều kiện gì?

Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 thì kinh doanh xuất khẩu gạo là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy cần đáp ứng các điều kiện trước khi xuất khẩu. Thông qua xác định điều kiện kinh doanh xuất khẩu chúng ta sẽ biết được vậy thương nhân xuất khẩu gạo có cần giấy phép xuất khẩu gạo hay không?

Tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:

Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:

Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định nêu trên có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.

Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.

Như vậy, có thể thấy để được kinh doanh xuất khẩu gạo cần có giấy phép xuất khẩu gạo hay có tên gọi chính xác hơn là giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo
Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo

Trường hợp nào không phải xin giấy phép xuất khẩu gạo?

Theo như quy định trên thì đối với trường hợp thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo hay còn gọi tắt là giấy phép xuất khẩu gạo, không phải thực hiện dự trữ lưu thông và có trách nhiệm báo cáo theo quy định.

Đồng thời, khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn theo quy định.

Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu gạo (Cập nhật 2022)

Thương nhân có đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ phải tiến hành các thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu gạo để được cấp giấy phép này.

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu gạo như sau:

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu gạo gồm:

  • Đơn đề nghị theo mẫu 01 bản chính;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
  • Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

Trình tự thực hiện:

Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận theo mẫu.

Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, thời hạn giải quyết cấp giấy phép xuất khẩu gạo là 15 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Giấy phép xuất khẩu gạo có thời hạn bao lâu?

Giấy phép xuất khẩu gạo có hiệu lực trong 05 năm kể từ ngày cấp.

Lưu ý khi viết đơn xin đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu gạo:

– Mục địa chỉ: Ghi cụ thể, chính xác số nhà (nếu có); đường/phố (hoặc thôn, xóm, ấp); xã/phường/thị trấn; huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành phố.

– Mục hình thức sở hữu: Ghi rõ kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo thuộc sở hữu của thương nhân hoặc thuê của tổ chức, cá nhân khác.

– Mục “Điều kiện bảo quản” (của kho chứa): Ghi rõ điều kiện bảo quản đảm bảo hay không đảm bảo; thời gian bảo quản tối đa được bao lâu.

– Mục “Sản phẩm” (của cơ sở xay, xát, chế biến): Ghi rõ các loại sản phẩm, thông tin cơ bản về sản phẩm chế biến.

Các thắc mắc thường gặp về giấy phép xuất khẩu gạo.

Giấy phép lưu hành xuất khẩu gạo xin ở đâu?

Giấy phép lưu hành xuất khẩu gạo do Cục Bảo vệ thực vật cấp giấy chứng nhận, và Bộ Công thương có chức năng kiểm soát việc xuất khẩu sản phẩm, thực phẩm.

Giấy phép lưu hành xuất khẩu gạo có thời gian hiệu lực là 02 năm, tính từ ngày cấp

Xin giấy phép lưu hành xuất khẩu gạo khi nào?

Sản phẩm gạo sản xuất trong nước khi xin giấy phép xuất khẩu khi có 02 điều sau:

  • Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu.
  • Có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Thời gian làm giấy phép lưu hành xuất khẩu sản phẩm gạo bao lâu?

Thời gian đăng ký giấy phép lưu hành sản phẩm tại cơ quan: 07 đến 09 ngày làm việc (kể từ ngày ký nộp hồ sơ hợp lệ)

Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm là 2 năm, tính từ ngày cấp giấy chứng nhận

Giấy phép nhập khẩu tự động

Lợi ích của việc sở hữu chứng nhận ISO 9001:2015