Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi
Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là hoạt động đánh giá, chứng nhận sản phẩm và thử nghiệm thành phần chất lượng của sản phẩm dựa trên Quy chuẩn quốc gia mà Nhà nước ban hành. Mọi tổ chức sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu thức ăn chăn nuôi thuộc danh mục quy chuẩn của Nhà nước thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận hợp quy.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi bao gồm:
-
QCVN 01-183:2016/BNNPTNT:
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi – quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm. Trong quy chuẩn này đề cập về thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, ngan, vịt; thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt
-
QCVN 01-190:2020/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi – hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản. Trong quy chuẩn này đề cấp đến những loại thức ăn chăn nuôi như:
– Thức ăn truyền thống
– Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bổ sung dạng đơn (Nguyên liệu đơn)
– Thức ăn bổ sung dạng hỗn hợp, phụ gia thức ăn
– Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho vật nuôi cảnh (chim, chó, mèo,…)
Tại sao phải chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi?
Thức ăn chăn nuôi có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng vật nuôi. Bên cạnh đó, thức ăn chăn nuôi tuy không phải là sản phẩm tác động trực tiếp đến con người, nhưng nó có thể ảnh hưởng gián tiếp và gây ra các hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng các sản phẩm từ vật nuôi. Dưới đây là những lý do doanh nghiệp cần phải thực hiện:
- Để sản phẩm thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành trên thị trường, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải thực hiện chứng nhận và công bố hợp quy cho sản phẩm;
- Chứng nhận giúp kiểm soát được chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các rủi ro và các chi phí liên quan tới sản phẩm nhờ tuân thủ đúng quy chuẩn Việt Nam;
- Chứng minh với người chăn nuôi và cộng đồng rằng sản phẩm thức ăn chăn nuôi lưu hành trên thị trường của doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho vật nuôi sử dụng cũng như người tiêu dùng những thực phẩm được chăn nuôi bằng thức ăn chăn nuôi đó;
- Khẳng định chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín và tạo dựng lòng tin từ phía khách hàng;
- Là lời cam kết của doanh nghiệp bảo vệ sức khỏe cộng đồng;
- Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm chứng chất lượng bởi tổ chứng chứng nhận chuyên ngành và cơ quan quản lý nhà nước.
Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi truyền thống
Thức ăn chăn nuôi truyền thống bao gồm các loại như:
– Thức ăn có nguồn gốc thực vật: thóc, gạo, cám, ngô, đậu tương, mía, các loại hạt, bã, …
– Thức ăn có nguồn gốc động vật: Bột cá, bột đầu tôm, bột vỏ tôm, bột vỏ sò, bột cua, bột gan mực, Bột huyết, bột hemoglobin, bột xương, bột thịt xương, bột thịt, …
– Thức ăn từ Sữa và sản phẩm từ sữa
– Thức ăn từ dầu, mỡ, dầu cá
Quy trình đánh giá hợp quy thức ăn chăn nuôi truyền thồng sản xuất trong nước:
Bước 1: Tư vấn, báo giá, ký kết hợp đồng
Bước 2: Đăng ký chứng nhận hợp quy theo mẫu đăng ký chứng nhận
Bước 3: tiến hành đánh giá hợp quy tại nhà máy và lấy mẫu thử nghiệm;
Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá;
Bước 5: cấp giấy chứng nhận hợp quy;
Bước 6: Công bố hợp quy tại Sở ban ngành
Tổng kết
Trên đây là một số thông tin về chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi truyền thống. Hãy theo dõi website của chúng tôi để mở rộng thêm nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu nhé!
Xem thêm:
Quy trình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Hướng dẫn nhập khẩu thiết bị kiểm tra ống kính camera