Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015
ISO 14001 là gì??
ISO 14000 là 1 bộ các tiêu chuẩn liên quan đến quản lý môi trường nhằm hỗ trợ cho các tổ chức giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường, tuân thủ đúng pháp luật, quy định và chính sách môi trường khác.
Chứng nhận ISO 14001:2015
ISO 14001 là Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường được ban hành lần đầu vào năm 1996, lần thứ 2 vào năm 2004 và lần thứ 3 mới đây nhất là vào tháng 9 năm 2015.
ISO 14001:2015 được xây dựng nhằm tạo ra một hệ thống quản lý để giúp các tổ chức giảm bớt những tác động tiêu cực của mình tới môi trường. Tiêu chuẩn này cung cấp một khung chuẩn cho các tổ chức nhằm chứng minh những cam kết của mình về các vấn đề môi trường:
- Giảm bớt các ảnh hưởng có hại tới môi trường
- Cung cấp các bằng chứng về việc cải tiến liên tục trong quản lý môi trường
Theo quy định mới đưa ra tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, cơ sở hoạt động phá dỡ tàu biển phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 (Quy định tại Điều 22, mục 5 và Điều 25, mục 1 sửa đổi bổ sung Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường)
Vậy các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bao gồm những loại hình doanh nghiệp nào? Căn cứ Phụ lục IIa kèm theo Nghị định 40/2010/NĐ-CP, các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bao gồm các nhóm sau:
Nhóm 1:
– Khai thác, làm giàu quặng khoáng sản độc hại;
– Luyện kim; tinh chế, chế biến khoáng sản độc hại; phá dỡ tàu biển;
– Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF, HDF);
– Sản xuất hóa chất, phân bón hóa học (trừ loại hình phối trộn); thuốc bảo vệ thực vật hóa học;
– Nhuộm (vải, sợi), giặt mài;
– Thuộc da;
– Lọc hóa dầu;
– Nhiệt điện than, sản xuất than cốc, khí hóa than, điện hạt nhân;
Nhóm 2:
– Xử lý, tái chế chất thải; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
– Có công đoạn xi mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất;
– Sản xuất pin, ắc quy;
– Sản xuất clinker;
Nhóm 3:
– Chế biến mủ cao su;
– Chế biến tinh bột sắn; bột ngọt; bia, rượu, cồn công nghiệp;
– Chế biến mía đường;
– Chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm;
– Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử.
ĐẠT CHỨNG NHẬN ISO 14001, DOANH NGHIỆP ĐƯỢC GÌ?
– Ngày càng có nhiều công ty và tổ chức yêu cầu các nhà cung cấp và các bên liên quan của họ cam kết cải thiện hiệu suất môi trường. Chứng nhận ISO 14001 được công nhận là bước đầu tiên để đảm bảo độ tin cậy trong bối cảnh này. Vậy sau khi đạt chứng nhận ISO 14001, doanh nghiệp sẽ nhận được lợi ích gì?
– Sự tin tưởng về trách nhiệm cộng đồng: Mang lại sự tin tưởng cho khách hàng, nhà đầu tư, công chúng và cộng đồng thông qua minh chứng về cam kết trách nhiệm với môi trường của tổ chức, doanh nghiệp.
– Thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động môi trường: Thông qua việc xác lập các mục tiêu cụ thể trong chính sách môi trường và thường xuyên giám sát đo lường kết quả thực hiện để duy trì hệ thống.
– Tiết kiệm chi phí: Cải tiến việc kiểm soát chi phí thông qua việc tiết kiệm nguyên liệu đầu vào và nguồn năng lượng.
– Giảm thiểu rủi ro: Giảm thiểu các rủi ro và các nghĩa vụ pháp lý phát sinh, từ đó giảm chi phí bảo hiểm
– Tương thích với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý: ISO 14001 được thiết kế để có thể hoàn toàn tương thích và tích hợp được với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác như ISO 9001 về hệ thống quản lý chất lượng, ISO 45001 hoặc OHSAS về An toàn và Sức khoẻ nghề nghiệp, và ISO 50001 về tiết kiệm năng lượng…
Trên đây là thông tin về chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015. Hãy chia sẻ nếu thấy bài viết bổ ích nhé!
Xem thêm:
Chứng nhận hợp quy thiết bị điện – ấm đun siêu tốc
Chuyển phát nhanh nội địa hỏa tốc đến Khánh Hòa giá rẻ