Liên minh châu Âu hiện là một tổ chức chính trị và kinh tế bao gồm 28 quốc gia thành viên với tổng dân số hơn 500 triệu người. Một trong bốn quyền tự do cơ bản được cấp bởi liên minh này là tự do di chuyển hàng hóa. Chứng nhận CE thể hiện rằng các sản phẩm đáp ứng tất cả các yêu cầu của các quy định kỹ thuật của EU và có thể được lưu hành giữa các quốc gia thành viên của EU mà không phải đối mặt với bất kỳ rào cản kỹ thuật nào. Vietcert xin chia sẻ với bạn đọc một số thông tin cần thiết về chứng nhận CE trong bài viết dưới đây.
CE Marking – Chứng nhận CE là gì?
“CE” đôi khi được chỉ định là tên viết tắt của “Conformité Européenne” (tiếng Pháp nghĩa là “Sự phù hợp châu Âu”), nhưng không được định nghĩa như vậy trong luật pháp liên quan. Dấu CE là biểu tượng của thị trường tự do trong Khu vực kinh tế châu Âu (Thị trường nội bộ). Do đó, Dấu CE hay tiêu chuẩn CE có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với những doanh nghiệp muốn kinh doanh sản phẩm của mình tài Châu Âu nói chung và vào thị trường EFTA và Liên minh Châu Âu (EU), khu vực kinh tế Châu Âu (EEA) nói riêng.
Việc đánh dấu CE tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển tự do hàng hóa trong các nước thuộc Liên minh Châu Âu. Nhãn hiệu CE được xem là một “hộ chiếu kỹ thuật” cho một sản phẩm, là giấy chứng nhận hợp lệ duy nhất để bán sản phẩm tại các quốc gia yêu cầu gắn dấu CE: Liên minh châu Âu (EU) – Hiệp hội Thương mại Tự do (EFTA) 28 quốc gia thành viên của EU cộng với các nước EFTA Iceland, Na Uy và Liechtenstein) cộng với Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Lợi ích của chứng nhận CE Marking
Kinh doanh thuận lợi: Các tổ chức có Dấu CE phù hợp có thể tiến hành kinh doanh mà không phải đối mặt với bất kỳ hạn chế nào trong EEA (Khu vực kinh tế Châu Âu).
Tăng độ tin cậy của sản phẩm: Sản phẩm được tin dùng nhiều hơn trên thị trường EU và đạt được các sản phẩm an toàn hơn cho khách hàng.
Rất ít xảy ra các vấn đề phát sinh: Vì các sản phẩm được Chứng nhận CE nên sản phẩm sẽ không thường gặp vấn đề hoặc bị khiếu nại khi sang thị trường Châu Âu.
Dễ dàng tiếp cận thị trường tự do: Vì dấu CE là chứng nhận duy nhất được yêu cầu, nên việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia không được chấp nhận trong Thị trường Thương mại Tự do Châu Âu. Bất kỳ nhà sản xuất nào cũng có thể đưa sản phẩm của mình ra thị trường với Dấu CE.
Chi phí xác nhận CE cho sản phẩm là bao nhiêu?
Có rất nhiều biến số có thể ảnh hưởng đến chi phí xác nhận CE. Giá của chứng nhận CE có thể khác nhau rất nhiều giữa các sản phẩm này với sản phẩm khác, dao động từ $500 đến thậm chí $50000. Giá thường bị ảnh hưởng bởi thủ tục chứng nhận nào áp dụng cho sản phẩm nào, liệu công ty có thể tự thực hiện một số hoặc tất cả các đánh giá sự phù hợp hay không, mức hỗ trợ cần thiết để chuẩn bị các yêu cầu tài liệu tuân thủ, hồ sơ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng và ghi nhãn sản phẩm, v.v.
Những sản phẩm sau đây phải có dấu CE khi xuất khẩu sang các nước châu âu
- Thiết bị y tế cấy dưới da
- Thiết bị năng lượng khí đốt
- Cáp chuyên chở con người
- Những sản phẩm liên quan tới thiết kế sinh thái về năng lượng
- Thiết bị và hệ thống bảo vệ sử dụng trong không gian dễ cháy nổ
- Tương thích điện từ
- Thang máy
- Điện áp thấp
- Chất nổ dân dụng
- Nồi hơi nước nóng
- Tủ lạnh và tủ đông dân dụng
- Thiết bị y tế chẩn đoán trong ống nghiệm
- Thiết bị áp lực
- Máy móc
- Dụng cụ đo
- Thiết bị y tế
- Tiếng ồn trong môi trường
- Dụng cụ cân
- Pháo hoa
- Thiết bị đầu cuối viễn thông có dây và không dây
- Du thuyền
- Đồ chơi an toàn
- Thiết bị áp lực đơn
- Thiết bị bảo vệ cá nhân
CE không yêu cầu với những mặt hàng như :
– Hóa chất
– Dệt may
– Thực phẩm
Hồ sơ đăng ký chứng nhận CE marking
Bộ hồ sơ gồm
- Giấy yêu cầu chứng nhận: CE Application Form
- Sơ đồ tổ chức của Doanh nghiệp
- Các tài liệu mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm
- Kế hoạch sản xuát và kiểm soát chất lượng.
- Kế hoạch kiểm soát các phương tiện đo lường, thử nghiệm,
- Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thử nghiệm được công nhận/chỉ đình (nếu có)
Quy trình đánh dấu CE cho sản phẩm
Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp;
Bước 2: Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở (nếu Doanh nghiệp có yêu cầu);
Bước 3: Đánh giá chính thức, bao gồm:
– Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở;
– Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình.
Bước 4: Báo cáo đánh giá;
Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận;
Bước 6: Giám sát sau chứng nhận (định kỳ 6 tháng/1lần)
Cách đánh dấu CE trên sản phẩm
Việc dán nhãn CE lên sản phẩm cũng được Liên minh Châu Âu (EU) quy định nghiêm ngặt. Với mỗi sản phẩm khác nhau quy định về việc dán nhãn cũng sẽ khác nhau . Một số quy định chung như sau:
- Kích thước của biểu tượng dấu “CE” khi tăng hay giảm thì tỷ lệ vẫn phải được giữ nguyên
- Dấu “CE” được đặt theo chiều thẳng đứng và kích thước không được nhỏ hơn 5mm
- Dấu “CE” phải đặt ở vị trí không bị các logo khác che khuất
Trên đây là những thông tin về Chứng nhận CE. Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hữu ích nhé!
Tham khảo thêm một số bài viết khác:
ISO là gì? Một số thông tin về ISO
Dịch vụ xuất khẩu ủy thác giày dép đi Mỹ