Các thắc mắc liên quan đến MSDS

Hóa chất được hiểu là hỗn hợp chất được con người khai thác, tạo ra từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên hoặc nguyên liệu nhân tạo. Khi nhắc đến cụm từ “hóa chất” hầu hết mọi người đều nghĩ sự nguy hiểm từ loại hợp chất này. Đối với hóa chất thì MSDS (hay còn gọi là Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất) đặc biệt quan trọng. Đây là một dạng văn bản chứa đựng các dữ liệu về thuộc tính của một hóa chất cụ thể. Để hiểu rõ hơn về MSDS, Vietcert sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến MSDS (Material Safety Data Sheet – Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất).

Quy định về MSDS hóa chất như thế nào?

Không phải bất cứ hàng hóa nào cũng cần đến giấy chứng nhận MSDS. Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất thường được yêu cầu cung cấp khi hàng hóa mang tính nguy hiểm, nhất là dễ cháy nổ.

Ngoài ra, các sản phẩm dạng bột như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đôi khi cũng cần thực hiện giấy chứng nhận MSDS để kiểm tra về độ an toàn với người sử dụng.

Cách tra cứu MSDS như thế nào?

Để có thể tra cứu được MSDS chúng ta sẽ tiến hành các bước sau đây:

  • Thứ nhất, Truy cập Link http://www.sciencelab.com/msdsList.php
  • Thứ hai, Bấm nút Ctrl +F rồi nhập hóa chất cần tìm
  • Thứ ba, Download nó về. Đặc biệt bạn phải đổi đuôi nó là thành .pdf

Lưu ý: Nếu bạn muốn dễ đọc và dễ tiếp cận thì nên Dịch ra tiếng việt.

Ai sẽ là người làm phiếu MSDS hóa chất?

Về vấn đề ai sẽ là người làm phiếu MSDS được giải đáp cụ thể như sau:

Người bán hoặc nhà cung cấp, xuất khẩu sản phẩm là người làm phiếu MSDS và cung cấp loại chứng từ này. Không phải do bên hải quan hay bên thu mua hàng, các bên dịch vụ thực hiện.

Cách thức chuyển MSDS sang SDS đổi như thế nào?

Mục đích duy nhất và chính nhất đối với việc chuyển đổi từ MSDS sang SDS đó chính là tạo ra sự dễ dàng để tiếp thu và truyền đạt những thông tin mà nhà sản xuất muốn đưa đến người tiêu dùng khi họ sử dụng hóa chất của mình. Qúa trình đưa những cảnh báo nguy hiểm sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Cách thức chuyển khá đơn giản:

Nếu bạn đã đưa ra MSDS với nhiều định dạng khác nhau rồi thì chỉ việc sắp xếp chúng lại theo đúng như trật tự cụ thể và tiêu đề của đã quy định sẵn của SDS.

Nếu bạn ban hành mới MSDS thì nên tuân thủ theo cách thức và quy định của SDS.

Các thắc mắc liên quan đến MSDS
Các thắc mắc liên quan đến MSDS

Quy định MSDS của các nước trên thế giới như thế nào?

MSDS của mỗi hóa chất được yêu cầu kèm theo bao bì của hóa chất, phải được chuẩn bị bởi các nhà cung cấp hóa chất đó, bằng ngôn ngữ và theo các quy định của quốc gia nơi hóa chất được lưu hành.

GHS (Hệ thống hài hòa toàn cầu) cho MSDS và SDS:

Các tiêu chuẩn gần đây được thông qua ở cấp Liên Hợp Quốc để toàn cầu hóa và chuẩn hóa các quy định và yêu cầu SDS

SDS ở châu Á-Thái Bình Dương:

Các quốc gia ở châu Á có những tiêu chuẩn riêng của họ về SDS

Úc tuân theo NOHSC: 2011 (2004)

Các tiêu chuẩn của Trung Quốc là GB 16483-2000, GB T16483-2008 cho MSDS. Trung Quốc cũng thông qua GHS và tiêu chuẩn GB 15258-2009 cho nhãn GHS Trung Quốc

Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS là 27.250

Malaysia đòi hỏi SDS song ngữ bằng cả tiếng Malay và tiếng Anh và sử dụng mẫu chuẩn CSDS

Singapore sử dụng SS 586-3 2008 và đã thông qua GHS

Đài Loan sử dụng định dạng SDS mới nhất của GHS Liên Hợp Quốc.

SDS của Canada:

Tiêu chuẩn là Hệ thống thông tin Vật liệu nguy hại nơi làm việc (Workplace Hazardous Materials Information System – WHMIS)

SDS phải tuân thủ với các Quy định về Sản phẩm bị kiểm soát, Luật Sản phẩm độc hại và ANSI Z400.1-2004

Nhãn sản phẩm và SDS phải có sẵn trong cả tiếng Anh và tiếng Pháp của Canada

Nhãn an toàn hoá chất phải có cả tiếng Anh và tiếng Pháp trên cùng một nhãn

Ngôn ngữ có thể bao gồm Tây Ban Nha (ngoài tiếng Anh và tiếng Pháp)

SDS ở châu Âu (EU):

Europe REACH Annex II (Reg 453/2010) / CLP bao gồm các yêu cầu DSD-DPD và GHS trong cùng một tài liệu (SDS)

Áp dụng cho 20 ngôn ngữ chính thức của EU

Áp dụng cho 27 nước EU và Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu (EFTA)

SDS ở Hoa Kỳ:

SDS được quy định bởi Cục quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OSHA)

SDS phải tuân theo CPR và OSHA Hazard Communication Standard, 29 CFR1910.1200

Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) đã phát triển ANSI Z400.1-2004 cho SDS

Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) đã phát triển ANSI Z129.1 cho nhãn

SDS có thể bao gồm các luật tiểu bang RTK, SARA Title III, NFPA và các giao thức HMIS nguy hiểm.

Trên đây là một số thắc thường gặp về MSDS. Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy bổ ích nhé!

Tham khảo thêm một số bài viết khác:

Cách soạn MSDS cho hàng hóa xuất khẩu

Gửi giày dép đi Úc giá rẻ TP.HCM