CHỨNG NHẬN GLOBAL GAP

CHỨNG NHẬN GLOBALGAP

Global GAP (Viết tắt của từ Global Good Agricultural Practice) – Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu, là một bộ tiêu chuẩn (tập hợp các biện pháp kỹ thuật) về thực hành nông nghiệp tốt được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.

Chứng nhận Global GAP

chung-nhan-global-gap
Tiêu chuẩn Global GAP là tập hợp các tiêu chuẩn quốc tế về việc chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt với mục tiêu chú trọng vào việc tạo ra nền nông nghiệp toàn cầu an toàn và bền vững.

Lợi ích từ chứng nhận Global GAP

– Tăng thêm giá trị cho sản phẩm
– Tiếp cận khách hàng, thị trường, nhà cung ứng và nhà bán lẽ ở cả trong nước và nước ngoài.
– Giảm rũi ro , tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng.
– Đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm minh bạch.
 – Năng suất thu hoạch cao.

Quy trình cấp chứng nhận Global GAP

Bước 1: Khảo sát điều kiện ban đầu

– Vị trí nông trại sản xuất:
+ Các trại nuôi giống phải ở gần nguồn nước (gần sông) và có điều kiện vị trí giao thông thuận lợi.
+ Kết cấu đất vững chắc, ngăn chặn sự rò rỉ, không bị sạt lở.
+ Đất không bị nhiễm phèn nặng.
 – Cơ sở vật chất hạ tầng nông trại
+ Chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho hoạt động nuôi trồng thủy sản: Kính hiển vi, bộ test kiểm tra yếu tố môi trường,…
+ Cơ sở xây dựng nên có diện tích tối thiểu là 1 hecta, trong đó diện tích ương và khu vực xử lý nước cấp – thoát tối thiểu chiếm 60%.
                        chung-nhan-global-gap
– Nhân sự: đã qua đào tạo, được tập huấn kĩ thuật
– Vệ sinh: sạch sẽ, an toàn, phòng ngừa địch hại

Bước 2: Hướng dẫn xây dựng hệ thống tài liệu theo tiêu chuẩn Global GAP

chung-nhan-global-gap
-Xây dựng kế hoạch HACCP:
+Dựa trên kế hoạch HACCP tổng thể gồm 12 bước và 7 nguyên tắc, sẽ thực hiện xây dựng kế hoạch HACCP phù hợp cho mỗi đơn vị muốn được chứng nhận.
-Xây dựng sổ tay chất lượng:
+Mục đích của việc xây dựng sổ tay chất lượng nhằm tạo ra sản phẩm vệ sinh, an toàn, chất lượng luôn luôn đạt và vượt qua yêu cầu của khách hàng.
+Thể hiện trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ của các bộ phận, nhận diện các quá trình và phương pháp thực hiện nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn Global GAP
– Xây dựng quy trình kiểm soát tài liệu, hồ sơ:
+ Đảm bảo cung cấp các tài liệu thích hợp, cần thiết, rõ ràng, dễ hiểu đến đúng người sử dụng chúng ta cần phải xây dựng quy trình kiểm soát tài liệu.
– Xây dựng quy trình khắc phục phòng ngừa:
+ Loại bỏ các nguyên nhân không phù hợp để phòng ngừa sự tái diễn, đảm bảo các biện pháp hiệu quả nhằm cải tiến tiến hệ thống chất lượng hơn.
– Xây dựng quy trình truy tìm nguồn gốc sản phẩm:
+ Truy xuất nguồn gốc nhằm đảm bảo tất cả các sản phẩm được minh bạch thông tin nguồn gốc rõ ràng, mọi lúc, mọi nơi để xử lý kịp thời khi cần thiết.
– Xây dựng quy trình đào tạo
+ Nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật, hoàn thiện kỹ năng của từng thành viên, nhằm đáp ứng các đòi hỏi, yêu cầu quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Global GAP.
– Xây dựng quy trình vệ sinh chuẩn SSOP
chung-nhan-global-gap
+ An toàn về nguồn nước
+ An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
+ Kiểm soát dịch bệnh và động vật gây hại
+ Vệ sinh khu vực sản xuất và trang thiết bị dụng cụ

Bước 3: Thực hành quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP

Tuân thủ áp dụng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn Global GAP và kế hoạch HACCP để kiểm soát quá trình sản xuất
Kiểm soát đầu vào
Kiểm soát an toàn lao động
Kiểm soát trong quá trình sản xuất
Kiểm tra đầu ra
Tiến hành ghi chép đầy đủ các hồ sơ:
Ghi chép nhật ký sản xuất theo dõi quá trình sản xuất.
Hồ sơ vệ sinh SSOP.
Hồ sơ theo dõi nhập xuất hàng hóa,…

Bước 4: Đánh giá nội bộ

– Làm việc với chủ cơ sở sản xuất.
– Lập danh sách các cơ sở đánh giá.
– Gởi thông báo, lịch đánh giá nội bộ (nội dung, thành phần, thời gian…).
– Kiểm tra hồ sơ ghi chép.
– Kiểm tra cơ sở sản xuất.
-Báo cáo kết quả đánh giá với Trưởng ban Global GAP (nhận xét, đề nghị).

Bước 5: Đánh giá chính thức

– Mời chuyên viên đánh giá của Tổ chức chứng nhận.
– Kế hoạch trình tự đánh giá (như đánh giá nội bộ).
– Nếu sai lỗi, chuyên viên đánh giá sẽ nhắc nhở và đề nghị khắc phục trong vòng 28 ngày, sau khi khắc phục chuyên viên đánh giá sẽ tiến hành thẩm tra lại.
– Giấy chứng nhận có giá trị trong vòng 01 năm kể từ ngày có quyết định chứng nhận
Tái chứng nhận để theo dõi sự phù hợp và quá trình cải tiến thường xuyên.

Hãy nhanh chân đến Vietcert để có được những trải nghiệm tốt nhất nhé!

Đọc thêm: Trang chủ – VIETCERT

Chứng nhận Global GAP: 05 bước để đạt chứng nhận Global GAP (clv.vn)