Chứng nhận hợp quy thép cốt bê tông dự ứng lực

Chứng nhận hợp quy thép cốt bê tông dự ứng lực theo QCVN 07:2019/BKHCN

– Ngày 15 tháng 11 năm 2019 Bộ Khoa học công nghệ ban hành thông tư số 13/2019/TT-BKHCN.

– QCVN 7:2019/BKHCN quy định mức giới hạn của yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu quản lý đối với các loại thép cốt bê tông, thép cốt bê tông dự ứng lực và thép phủ epoxy làm cốt bê tông được sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.

Chứng nhận hợp quy thép cốt bê tông dự ứng lực
Chứng nhận hợp quy thép cốt bê tông dự ứng lực

Ai sẽ là người phải làm chứng nhận?

Chứng nhận hợp quy là việc đánh giá, chứng nhận sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2019/BKHCN.

Chứng nhận hợp quy là hoạt động bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thép cốt bê tông dự ứng lực.

  • Sản xuất trong nước phải được công bố hợp quy, được gắn dấu hợp quy (dấu CR) và có nhãn trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
  • Nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng, được gắn dấu hợp quy (dấu CR) và có nhãn trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Tại sao doanh nghiệp cần phải làm chứng nhận?

Chứng nhận hợp quy là hoạt động bắt buộc cần phải thực hiện, tuy nhiên cũng phải kể đến một số lợi ích của việc chứng nhận hợp quy thép cốt bê tông dự ứng lực cho doanh nghiệp như:

  1. Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn
  2. Đảm bảo sự an toàn tính mạng và sức khỏe cho cộng đồng
  3. Nâng cao uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm
  4. Tăng khả năng trúng thầu/đấu thầu
  5. Tăng uy tín cho sản phẩm và sự tín nhiệm của người tiêu dùng
  6. Giảm chi phí kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm nhiều lần
  7. Tăng lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường
  8. Giúp sản phẩm đáp ứng nhu cầu pháp lý và thuận lợi khi vào thị trường các nước

Khi nào doanh nghiệp cần làm chứng nhận?

Hoạt động chứng nhận hợp quy cần phải thực hiện trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường và trước khi đưa vào sử dụng tại các công trình được xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Quy trình đánh giá chứng nhận hợp quy

Bước 1: Đăng ký trên 1 cửa quốc gia, gồm:

– Tờ khai

– Hồ sơ nhập khẩu bao gồm: Hợp đồng, invoice, packing list, vận đơn, tài liệu khác

Lưu ý:

Đối với các chi cục chưa áp dụng nhận hồ sơ tại cổng thông tin 1 cửa Quốc gia thì doanh nghiệp phải nôp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục TCĐLCL.

Bước 2:

TH1: Chi cục từ chối quay lại bước 1

TH2: Chi cục tiếp nhận tiếp tục bước 3

Bước 3:

Khi làm thủ tục hải quan, bổ sung thêm mã QG đã được chi cục tiếp nhận.

In tờ khai có mã QG được chi cục tiếp nhận, các chứng từ liên quan là được thông quan hàng hóa.

Bước 4:

Sau khi thông quan, thông báo cho đơn vị làm chứng nhận hợp quy lấy mẫu, phân tích kiểm tra mẫu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam.

Bước 5: Mẫu đạt tiêu chuẩn, cấp chứng chỉ hợp quy

Đối với đơn vị đăng ký tại công thông tin 1 cửa thì up chứng thư lên 1 cửa quốc gia (trong vòng 15 ngày).

Đối với đơn vị đăng ký hồ sơ giấy nộp lại 1 bản chứng chỉ hợp quy lại cho chi cục nơi doanh nghiệp đăng ký kiểm tra nhà nước.

Tổng kết

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn một số thông tin về Chứng nhận hợp quy thép cốt bê tông dự ứng lực. Hãy theo dõi website của chúng tôi để mở rộng thêm nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu nhé!

Xem thêm:

Tự công bố và kiểm tra vệ sinh an toàn rượu vang

Chuyển phát nhanh từ Hà Nội đi Mỹ qua dịch vụ DHL nhanh chóng, chuyên nghiệp