Chứng nhận hợp quy thức ăn thuỷ sản dành cho tôm

Chứng nhận hợp quy thức ăn thuỷ sản dành cho tôm

Thức ăn thủy sản và vì sao phải kiểm soát chất lượng thức ăn thủy sản

Nuôi trồng thủy sản gồm các hoạt động xây ao, cho ăn, nhân giống, đánh bắt, thu hoạch và chế biến.

Trong đó, cho ăn và nhân giống là 2 bước cơ bản và quan trọng nhất quyết định đến sản lượng và chất lượng thủy sản. Thức ăn thủy sản là sản phẩm cung cấp thức ăn dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của các động vật thủy sản.

Thức ăn thủy sản – thức ăn cho tôm được bổ sung vào vật nuôi ở dạng tươi sống hoặc qua chế biến và bảo quản. Các loại thức ăn này bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia bổ sung và các sản phẩm bổ sung vào môi tường nuôi. Khi bổ sung vào, môi trường nuôi thủy sản được cải thiện và tăng hiệu quả nuôi trồng hơn.

Thủy sản là một ngành xuất khẩu mũi nhọn và được ưu tiên của nước ta. Vì vậy, chất lượng thủy sản luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt hàng đầu. Để thủy sản đạt chất lượng đúng tiêu chuẩn xuất khẩu thì nguồn thức ăn thủy sản đóng vai trò rất quan trọng. do đó việc kiểm soát thức ăn thủy sản thông qua chứng nhận hợp quy sẽ đảm bảo nguồn thức ăn chất lượng, tạo điều kiện cho cơ quan kiểm soát dễ dàng quản lý và qua đó thủy sản được đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu.

Chứng nhận hợp quy thức ăn thuỷ sản dành cho tôm
Chứng nhận hợp quy thức ăn thuỷ sản dành cho tôm

Các văn bản liên quan về việc chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản (thức ăn cho tôm)

Ngày 07 tháng 8 năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức ban hành Thông tư 07/2019/TT-BNNPTNT Ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thức ăn thủy sản.

a. Thức ăn thủy sản. Phần 1: Thức ăn hỗn hợp. Ký hiệu: QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT.

b. Thức ăn thủy sản. Phần 2: Thức ăn bổ sung. Ký hiệu: QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT.

c. Thức ăn thủy sản. Phần 3: Thức ăn tươi, sống. Ký hiệu: QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT.

Theo đó kể từ ngày 01/01/2020, tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu dung trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

Quy định về quản lý chứng nhận, công bố hợp quy thức ăn thủy sản

  •  Công bố hợp quy

– Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;

– Đối với sản phẩm nhập khẩu: Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

  • Đánh giá sự phù hợp

Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp thức ăn thủy sản theo phương thức:

– Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: thực hiện theo phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình);

– Đối với sản phẩm nhập khẩu: thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

Quy trình/Thủ tục chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản

  •  Chứng nhận hợp quy cho sản phẩm được sản xuất trong nước (Phương thức 1)

– Đăng ký chứng nhận

– Kiểm tra thực tế kiểu, loại sản phẩm và lấy mẫu sản phẩm để thử nghiệm.

– Thử nghiệm sản phẩm tại phòng thử nghiệm có năng lực

– Cấp giấy chứng nhận hợp quy (có giá tri đối với kiểu, loại sản phẩm).

– Công bố hợp quy tại Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

  •  Chứng nhận hợp quy cho lô sản phẩm nhập khẩu (Phương thức 7)

Thức ăn thủy sản khi nhập khẩu phải được đăng ký kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.

* Đăng ký kiểm tra chất lượng: Việc đăng ký này sẽ được thực hiện trên hệ thống 1 cửa quốc gia (https://vnsw.gov.vn/). Sau khi đăng ký xong, được hệ thống duyệt thì in đơn đăng ký ra và kẹp vào bộ hồ sơ để xuất trình cho hải quan và tạm thông quan hàng về kho bảo quản.

  •  Chứng nhận hợp quy:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận:.  Khách hàng cung cấp thông tin sản phẩm, hồ sơ nhập khẩu, thông tin doanh nghiệp;

Bước 2: Đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm: kiểm tra thực tế lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm tại cảng hoặc tại kho;

Bước 3: Thử nghiệm sản phẩm tại phòng thử nghiệm có năng lực

Bước 4: Cấp chứng nhận hợp quy: Sau khi có kết quả thử nghiệm, hồ sơ đạt yêu cầu sẽ cấp chứng nhận hợp quy cho sản phẩm (có giá trị cho lô hàng). Khách hàng cung cấp lại kết quả vào Đăng ký kiểm tra chất lượng để thông quan.

Bước 5: Công bố hợp quy thức ăn thủy sản tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Sau khi có chứng nhận hợp quy khách hàng sẽ mang hồ sơ đi công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Sau đó bán hàng ra thị trường.

Tổng kết

Trên đây là một số thông tin về chứng nhận hợp quy thức ăn thuỷ sản dành cho tôm. Hãy theo dõi website của chúng tôi để mở rộng thêm nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu nhé!

Xem thêm:

Phân loại thức ăn thuỷ sản theo quy chuẩn kĩ thuật

Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu nhanh chóng của Indochina Post