Giám định thương mại

Giám định thương mại là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Thương mại năm 2005 như sau: “Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”.

Vậy để tiến hành giám định, khách hàng cần nhờ đến bên thứ 3 có đủ khả năng chuyên môn và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Bên thứ 3 có trách nhiệm giám định chất lượng, số lượng, tình trạng,… theo yêu cầu của đơn vị, cá nhân hay tổ chức liên quan.

Để có được kết quả giám định chính xác, công tác giám định cần có sự phối hợp chặt chẽ của 4 yếu tố: con người, cơ sở vật chất, công nghệ và phương pháp áp dụng.

Mục đích của việc giám định là góp phần hạn chế rủi ro trong kinh doanh, đảm bảo một môi trường kinh doanh an toàn và công bằng cho các bên. Song song với đó, giám định còn hàng hoá còn giúp các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện tốt nghiệp vụ của mình.

Giám định thương mại
Giám định thương mại

Những trường hợp cần đến công tác giám định máy móc thương mại bao gồm

  • Chủ đầu tư, nhà nhập khẩu, nhà thầu của thiết bị, máy móc, hàng hoá nhập khẩu
  • Các cơ quan quản lý Nhà nước cần kiểm tra, đánh giá hàng hoá để truy thu thuế

* Một số điểm lưu ý trong công tác giám định thương mại

Công tác này đòi hỏi đơn vị, cá nhân tiến hành giám định phải có chuyên môn cao và vai trò quan trọng trong các hoạt động thương mại, cũng như giải quyết tranh chấp phát sinh. Từ đó, giúp Thủ tướng Chính phủ quản lý hoạt động thương mại một cách linh hoạt, dễ dàng.

Quy trình thực hiện giám định thương mại

  1. Tiếp nhận hồ sơ lô hàng
  2. Xem xét hồ sơ, tiếp nhận và cung cấp số đăng ký.
  3. Cử giám định viên xuống hiện trường để thực hiện giám định sản phẩm, hàng hóa…
  4. Ra chứng thư giám định.

Lợi ích của việc giám định thương mại

Việc giám định thương mại sẽ giúp phát hiện ra các sai sót, gian lận trong kinh doanh. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi và minh bạch cho các tổ chức và cá nhân.

Giúp khách hàng đảm bảo được chất lượng hàng hóa, nắm rõ nguồn gốc của đợn hàng mua về.

Bên cạnh đó, nếu có nghi ngờ về chất lượng lô hàng, các chứng từ sau khi giám định cũng là cơ sở để yêu cầu bồi thường, khiếu nại bên bán hàng hoặc vận chuyển.

Giám định thương mại giúp các cơ quan Nhà nước quản lý hoạt động thương mại và chất lượng hàng hoá dễ dàng: Hàng có đúng tiêu chuẩn hay không, loại bỏ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Trong xuất khẩu, công tác này rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín quốc gia.

Tổng kết

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn một số thông tin về Giám định thương mại. Hãy theo dõi website của chúng tôi để mở rộng thêm nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu nhé!

Xem thêm:

Quy trình nhập khẩu phân bón hữu cơ

Hướng dẫn chi tiết thủ tục xin giấy phép nhập khẩu bánh kẹo