Kiểm dịch động vật là gì? Thủ tục kiểm dịch động vật

Kiểm dịch động vật là gì?

Kiểm dịch động vật là việc cơ quan quản lý ngành thú y kiểm tra để phát hiện bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng động vật đã có hoặc chưa có trong nước trong quá trình sản xuất, vận chuyển động vật. Bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng vật nuôi thuộc diện kiểm dịch quốc tế, bệnh phải kiểm soát theo hiệp định mua bán, trao đổi, viện trợ ký kết với nước ngoài; xét nghiệm độc chất, nội tiết, kháng sinh gây hại cho người và động vật để bảo vệ sản xuất và sức khỏe cộng đồng.

Danh sách các bệnh và các chất độc hại cho các giai đoạn cụ thể được xác định bởi nhà nước.

Kiểm dịch động vật
Kiểm dịch động vật

Quy định về kiểm dịch động vật

– Nghị quyết số 15/2006/QĐ-BNN ngày 8 tháng 3 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định Quy trình, Thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật. vệ sinh thú y.

– Luật thú y 2015.

Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch

ĐỘNG VẬT

  • Gia súc: Trâu, bò, lừa, ngựa, la, dê, cừu, lợn, thỏ, chó, mèo và các vật nuôi khác.
  • Gia cầm: Gà, vịt, ngan, gà tây, chim cút, đà điểu, bồ câu, chim cảnh và các loài chim khác.
  • Động vật thí nghiệm: Chuột lang, chuột bạch, thỏ và các động vật thí nghiệm khác.
  • Động vật hoang dã: voi, hổ, báo, hươu,gấu, vượn, khỉ,đười ươi, chồn, tê tê, dơi, sóc, cự đà, tắc kè, trăn, rắn, gà lôi, gà rừng, trĩ , chim công và các động vật hoang dã khác.
  • Động vật khác: ong, tằm và các côn trùng khác.

SẢN PHẨM TỪ ĐỘNG VẬT

  • Thịt, nội tạng , phụ phẩm và sản phẩm của thịt, nội tạng thịt và phụ phẩm động vật, ở dạng tươi sống, hun khói, sấy khô, phơi khô, ướp lạnh, ướp muối, đông lạnh hoặc đóng hộp được quy định tại Mục I của Danh mục này.
  • Lạp xưởng, pate, xúc xích, giăm bông, mỡ lợn và các sản phẩm động vật đã được sơ chế hoặc chế biến khác.
  • Sữa tươi, bơ, pho mát, sữa chua, sữa đóng hộp, sữa bột, bánh sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Trứng sống, trứng muối, bột trứng, các sản phẩm từ trứng.
  • Trứng gia cầm nuôi, trứng tằm, phôi, tinh dịch động vật.
  • Các sản phẩm bột thịt, bột huyết, bột xương, bột lông vũ và các sản phẩm động vật khác dưới dạng nguyên liệu. Thức ăn gia súc, gia cầm và cá có chứa các thành phần có nguồn gốc từ động vật.
  • Bột cá, mỡ cá, dầu cá, bột hàu, bột tôm và các loại thủy sản khác dùng làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản.
  • Thuốc có nguồn gốc từ động vật: Nọc rắn, vảy tê tê, nọc ong, mật gấu, cao động vật, men tiêu hóa và các dược liệu có nguồn gốc từ động vật khác.
  • Da động vật dạng: tươi, ướp muối, khô.
  • Lông thú và thú nhồi bông các loài động vật: hổ, báo, cầy hương, thỏ, rái cá và các động vật khác.
  • Lông mao: lông đuôi ngựa, lông lợn, lông cừu, lông đuôi bò và lông động vật khác.
  • Lông vũ: lông gà, lông vịt, lông công, lông ngỗng, và các loại lông chim khác.
  • Răng, sừng, móng vuốt, nanh và xương của động vật.
  • Các sản phẩm từ yến, tổ yến.
  • Mật ong, sáp ong, sữa ong chúa.
  • Kén tắm.
  • Đối tượng phải kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Quy trình kiểm dịch động vật xuất khẩu

+ Chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch tại Cơ quan Thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y vùng, hoặc Cơ quan Kiểm dịch động vật thuộc cửa khẩu.

+ Điền và gửi phiếu đăng ký kiểm dịch

+ Phương thức gửi hồ sơ: Thư qua đường bưu điện, thư điện tử e-mail, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.

– Hồ sơ bao gồm:

+ Phiếu đăng ký kiểm dịch;

+ Yêu cầu về vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có);

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch mẫu do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu cấp (nếu có).

Thủ tục kiểm dịch động vật

+ Tổ chức, cá nhân xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thuộc Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn trong diện phải kiểm dịch thì phải nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch.

+ Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y ra quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch.

+ Nếu đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch, Cơ quan Thú y sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch. Trường hợp gia hạn quá 5 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Thời gian cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật

+ Nếu đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch, Cơ quan Thú y sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch.

Trường hợp gia hạn quá 5 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Trên đây là một số thông tin về các thủ tục liên quan kiểm dịch động vật. Nếu bạn thấy hay và bổ ích thì hãy chia sẻ bài viết này nhé!

 

Tham khảo một số bài viết khác:

Kiểm dịch thực vật và quy trình khai báo kiểm dịch thực vật xuất khẩu

Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu được quy định như thế nào?