Đừng nhập khẩu hàng hóa vào Nigeria nếu bạn chưa đọc bài viết này. Tại sao chúng tôi lại nói vậy, bởi Nigeria là quốc gia có một số thay đổi quan trọng khi nhập khẩu hàng hóa vào đây. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kĩ về chính sách nhập khẩu hàng vào đây để tránh sự thiếu sót khi chuẩn bị chứng từ và thủ tục cần thiết.
Chính phủ Nigeria đã huỷ bỏ Chương trình Kiểm tra trước khi bốc hàng (PSI) đối với hàng hoá nhập khẩu vào Nigeria để chuyển sang Chương trình Kiểm tra điểm đến (DIS) đối với hàng hoá nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, Các hướng dẫn, các thủ tục và chứng từ cần thiết sau đây sẽ được áp dụng đối với các giao dịch nhập khẩu có hiệu lực từ thời điểm nói trên.
Hướng dẫn cụ thể như sau:
1.Tổ chức, cá nhân muốn nhập khẩu hàng hoá vào Nigeria trước tiên phải hoàn thành Mẫu ‘M’ thông qua bất kỳ một ngân hàng thương mại được uỷ quyền nào đó mà chưa cần đề cập đến giá trị hoặc việc thanh toán như thế nào.
2.Form M sẽ có giá trị trong vòng 6 tháng đối với tất cả hàng hoá nhập khẩu, trừ Thực vật, Máy móc sẽ có giá trị trong vòng 1 năm. Yêu cầu gia hạn Mẫu M phải được gửi tới Vụ trưởng, Vụ Thương mại và Giao dịch, Ngân hàng trung ương Nigeria, Abuja.
3.Các chứng từ bổ sung khác phải được chú thích rõ “CÓ GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI GIAO DỊCH NGOẠI HỐI hoặc “KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI GIAO DỊCH NGOẠI HỐI” tuỳ theo việc chi chuyển ngoại hối có phải thực hiện hay không.
4.Tất cả các mặt hàng nhập khẩu phải kiểm tra điểm đến phải mang mã “BA” đằng trước hệ thống mã số của Mẫu M, mặt hàng thuộc diện được miễn thì phải mang mã “CB”. Việc thanh toán cho hàng hoá miễn kiểm tra điểm đến sẽ không được thực hiện trên thị trường giao dịch ngoại hối nếu không có sự chấp thuận trước của Ngân hàng trung ương Nigeria. Danh sách miễm kiểm tra điểm đến sẽ được Bộ trưởng Bộ Tài chính thông qua và là điều kiện đầu tiên cho việc hoàn thành Mẫu M được miễm kiểm tra đầu vào.
5.Mẫu M và hoá đơn chiếu lệ liên quan (có giá trị trong vòng 3 tháng) phải có mô tả chính xác hàng hoá sẽ được nhập khẩu để phục vụ cho việc định giá.
a) Tên chung của sản phẩm ví dụ: Kiểu sản phẩm, chủng loại,
b) Nhãn hiệu hoặc tên thương hiệu của sản phẩm, nếu có thể ghi,
c) Tên kiểu mẫu và/hoặc mẫu hoặc số tham chiếu, nếu có thể ghi
d) Mô tả chất lượng, phẩm cấp, đặc điểm kỹ thuật, năng lực, kích cỡ, khả năng hoạt động, v.v…
e) Số lượng và cách đóng gói.
6.Mẫu M sẽ có giá trị đối với việc nhập khẩu chỉ sau khi có sự chấp thuận của một Nhà cung cấp dịch vụ quản lý rủi ro/giám định. Tiếp đó, người bán hàng được uỷ quyền phải xác nhận việc chấp thuận Mẫu M trước khi tiến hành các bước tiếp theo của việc nhập khẩu.
7.Tài liệu liên quan đến mỗi giao dịch nhập khẩu phải có tên sản phẩm, nước xuất xứ, chỉ tiêu kỹ thuật, ngày sản xuất, số lô, mẻ sản xuất, tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm đó như (NIS, Tiêu chuẩn Anh PD. ISO, IES, DIN,….)
8.Tất cả hàng hoá nhập khẩu phải có nhãn mác bằng tiếng Anh bên cạnh ngôn ngữ giao dịch khác nếu không hàng hoá sẽ bị tịch thu.
9.Hàng hoá nhập khẩu như thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế, hoá chất v.v… phục vụ cho y tế hoặc là liên quan
Như vậy, tổ chức, cá nhân muốn nhập khẩu hàng hoá vào Nigeria trước tiên phải hoàn thành Mẫu ‘M’ thông qua bất kỳ một ngân hàng thương mại được uỷ quyền nào đó mà chưa cần đề cập đến giá trị hoặc việc thanh toán như thế nào.
Form M sẽ có giá trị trong vòng 6 tháng đối với tất cả hàng hoá nhập khẩu, trừ Thực vật, Máy móc sẽ có giá trị trong vòng 1 năm. Yêu cầu gia hạn Mẫu M phải được gửi tới Vụ trưởng, Vụ Thương mại và Giao dịch, Ngân hàng trung ương Nigeria, Abuja.
Nhìn chung, có rất nhiều bạn thắc mắc về C/O form M và bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc cho bạn về C/O. Thực chất Form M không phải là mẫu C/O thông thường mà nó được sử dụng khi nhập khẩu hàng hóa vào Nigeria.
Trên đây là những điều cấn lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa vào Nigeria. Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy bổ ích nhé!
Tham khảo thêm một số bài viết khác:
Hun trùng là gì? Những điều cần lưu ý khi hun trùng hàng xuất khẩu
Chuyển phát nhanh dược phẩm quốc tế cần lưu ý gì?