Thủ tục xuất khẩu hoa quả

Thủ tục xuất khẩu hoa quả

Quy định về chính sách xuất khẩu hoa quả

Theo quy định hiện hành, hoa quả, trái cây tươi không thuộc nhóm hàng cấm xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu của nước ta. Do đó, doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động xuất khẩu như bình thường.

Tuy nhiên, khi xuất khẩu mặt hàng này, bạn cần phải kiểm tra xem loại trái cây ở Việt Nam có được phép xuất khẩu đến quốc gia khác hay không. Để kiểm tra được điều kiện này, doanh nghiệp cần:

  • Liên hệ trực tiếp đến Bộ Công Thương Việt Nam để biết được mặt hàng hoa quả mà doanh nghiệp xuất đi có bị hạn chế hay cấm nhập khẩu vào quốc gia đến hay không.
  • Trao đổi hoặc liên hệ với đối tác nhập khẩu để biết được loại hoa quả xuất sang có được xuất sang nước đó hay không? Trong trường hợp được phép xuất khẩu, doanh nghiệp cần hỏi kỹ các thủ tục nhập khẩu trái cây tươi vào quốc gia đó để thực hiện cho đúng.

Ngoài ra, khi làm thủ tục xuất khẩu trái cây tươi, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được các điều kiện về chất lượng, kiểm dịch theo quy định. Về thủ tục chứng thực hai yếu tố này, nếu không nắm được thì doanh nghiệp nên liên hệ với cơ quan chuyên môn để được hướng dẫn.

Cuối cùng, để đảm bảo hoa quả được xuất đi nước ngoài luôn an toàn và chất lượng, doanh nghiệp cần chú ý ở khâu đóng gói và lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp.

Thủ tục xuất khẩu hoa quả
Thủ tục xuất khẩu hoa quả

Mã HS của mặt hàng hoa quả

Khi xuất khẩu, bất cứ mặt hàng nào cũng cần xác định được mã HS. Bởi mã HS là căn cứ quan trọng giúp doanh nghiệp kiểm tra được chính sách về thuế và các quy định liên quan đối với mặt hàng xuất khẩu.

Và với mặt hàng hoa quả, trái cây tươi cũng vậy. Khi xuất khẩu, doanh nghiệp cần tra cứu đúng và chính xác mã HS của loại quả xuất đi.

Đối với mặt hàng là hoa quả, trái cây tươi, bạn có thể tham khảo mã HS trong Chương 8 – Quả và quả hạch (NUTS) ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa.

Trong chương 8 bao gồm nhiều mã HS nhỏ mô tả chi tiết từng loại hoa quả. Cụ thể có thể kể đến như:

  • 08011100: Dừa đã qua công đoạn làm khô – Trái cây tươi
  • 08013100: Hạt điều chưa bóc vỏ – Trái cây tươi
  • 08013200: Hạt điều đã bóc vỏ – Trái cây tươi
  • 08045010: Quả ổi – Trái cây tươi
  • 08045020: Quả xoài – Trái cây tươi
  • 08045030: Quả măng cụt – Trái cây tươi
  • 08044000: Quả bơ – Trái cây tươi
  • 08041000: Quả chà là – Trái cây tươi
  • 08042000: Quả sung, quả vả – Trái cây tươi
  • 08043000: Quả dứa – Trái cây tươi
  • 08051010: Quả cam – Trái cây tươi
  • 08061000: Quả nho – Trái cây tươi
  • 08071100: Dưa hấu – Trái cây tươi
  • 08105000: Quả kiwi – Trái cây tươi

Thủ tục xuất khẩu hoa quả chi tiết

So với hàng hóa thông thường thì hoa quả được đánh giá là mặt hàng có thủ tục phức tạp hơn khá nhiều. Bởi căn cứ vào Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng rau, củ quả thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. Do đó, khi làm thủ tục xuất khẩu hoa quả, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kiểm dịch cho hoa quả xuất khẩu.

Bên cạnh việc chuẩn bị giấy kiểm dịch thực vật, doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần chuẩn bị Quality of Certificate (Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa) cho hoa quả xuất khẩu.

Về cơ bản, hồ sơ hải quan xuất khẩu hàng hóa cần chuẩn bị các loại giấy tờ gồm:

  • Contract (hợp đồng);
  • Invoice (hóa đơn thương mại);
  • Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa);
  • Tờ khai hải quan;
  • Certificate of Origin (nếu có)
  • Quality of Certificate (bên cơ quan độc lập thứ 3 cấp)
  • Phytosanitary (kiểm dịch thực vật)

Những lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu hoa quả

Ngoài việc nắm được các thủ tục xuất khẩu hoa quả, bạn cũng cần “bỏ túi” cho mình một số lưu ý khi xuất khẩu. Cụ thể

Về Shipping mark

Để đảm bảo cho hàng hóa xuất khẩu thuận lợi khi vận chuyển và làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp nên dán shipping mark lên kiện hàng. Theo đó shipping mark cần đảm bảo có đầy đủ các nội dung sau:

  • Tên của hàng hóa bằng tiếng Anh
  • Tên của đơn vị sản xuất hoặc xuất khẩu
  • Tên của đơn vị nhập khẩu
  • Nguồn gốc của hàng hóa: MADE IN VIETNAM
  • Số thứ tự hoặc tổng số kiện hàng
  • Số hợp đồng hoặc Invoice trên shipping mark
  • Lưu ý về cách sắp xếp và vận chuyển hàng hóa

Về chứng nhận xuất xứ

Đối với hàng hóa xuất khẩu, chính phủ Việt Nam không yêu cầu phải làm xuất xứ Made in Vietnam. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người mua tại nước nhập khẩu có thể yêu cầu về chứng nhận xuất xứ này.

Đối với khách hàng ở các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, họ cũng có thể yêu cầu người xuất khẩu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong hiệp định để người nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế. Do đó, khi xuất khẩu bạn cần chú ý hỏi kỹ về thông tin này để thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục.

Tổng kết

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn một số thông tin về thủ tục xuất khẩu hoa quả. Hãy theo dõi website của chúng tôi để mở rộng thêm nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu nhé!

Xem thêm:

Thủ tục xuất khẩu hàng thuỷ sản sang thị trường quốc tế

Vận chuyển, Gửi hành lý cá nhân đi nước ngoài từ Việt Nam