Các quy định của Việt Nam mới nhất 2023 về kiểm dịch thực vật nhập khẩu

quy định kiểm dịch thực vật là gì

Kiểm dịch thực vật nhập khẩu cần được thực hiện chính xác theo quy định của pháp luật. Mục đích để đủ điều kiện nhập khẩu thực vật. Đặc biệt cần thiết trong lĩnh vực thực phẩm.

Hiện các quy định về nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm còn chưa hoàn thiện, vì vậy vẫn cần có sự cập nhật, bỏ sung, sửa đổi. Trên cơ sở đó, bài viết này căn cứ vào pháp luật hiện hành tính đến ngày 7/10/2023. Để cập nhật quy định mới nhất, vui lòng liên hệ với VIETCERT qua Hotline/Zalo 0932135515.

Các sản phẩm thực vật cần phải được xem xét về nguồn gốc, chất lượng để đảm bảo rằng các sản phẩm đó phù hợp với các yêu cầu về:
✅An toàn thực phẩm
✅Thích hợp với môi trường sống
✅Không gây hại đối với người tiêu dùng Việt Nam.
Đồng thời, việc yêu cầu đăng ký cũng loại bỏ các nguy cơ rủi ro các mầm bệnh từ bên ngoài. Từ đó làm ảnh hưởng đến môi trường phát triển lành mạnh của hệ thống tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. Như vậy, quy định về thủ tục cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu là cần thiết. Nhằm đảm bảo sự kiểm soát nghiêm ngặt, toàn diện ngay từ đầu vào.
Ở mỗi loại thực vật khác nhau thì sẽ quy định nội dung khác nhau.
Tính phong phú của các loài thực vật ở nhiều quốc gia được nhập khẩu vào Việt Nam trong thời gian này. Dẫn đến việc điều chỉnh danh mục các loại thực vật được phép. Hoặc không được phép nhập khẩu thay đổi liên tục.
Đối với hàng hóa tươi sống nếu không được cấp phép nhanh chóng sẽ dẫn tới phát sinh nhiều chi phí như:
✅Điện giữ nhiệt
✅Nước làm mát, nước tưới
✅Phí lưu kho, lưu bãi tăng vọt theo từng ngày.
Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có cơ chế nắm bắt thông tin, triển khai thực hiện trong quá trình xin cấp phép linh hoạt, kịp thời.

Biện pháp kiểm dịch là gì?

Theo Khoản 3 Điều 3 Luật Quản lý Ngoại thương 2017, các biện pháp kiểm dịch theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, phòng, chống bệnh truyền nhiễm bao gồm:

  • các biện pháp kiểm dịch động vật và các sản phẩm từ động vật,
  • các biện pháp kiểm dịch thực vật
  • các biện pháp kiểm dịch y tế biên giới
quy định kiểm dịch thực vật là gì
Quy định kiểm dịch thực vật là gì

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Đối với thực phẩm nhập khẩu (trường hợp thực hiện đồng thời thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu).

– Sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu phải có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đáp ứng quy định của Việt Nam. Và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đưa vào danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam. Trừ các thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thực phẩm do tổ chức, cá nhân Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài. Nhưng bị trả về và các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

– Kiểm tra chặt áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó;

+ Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có);

+ Có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.

Đối với thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật nhập khẩu (trường hợp thực hiện đồng thời thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật nhập khẩu).

Không.

Đối với thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu (trường hợp thực hiện đồng thời thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu)

Thức ăn thủy sản có nguyên liệu sản xuất phải thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.

Trường hợp nhập khẩu thức ăn thủy sản có nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản không thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam thì phải có Giấy phép nhập khẩu của Tổng cục Thủy sản.

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu là gì
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu là gì

Trường hợp chỉ làm thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư 06/2023 và khoản 2 Điều 18 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Nghị định số 15/2018/NĐ-CP):

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 06/2023).
  • 5 Bản sao chụp hoặc bản điện tử hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.
    Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp hoặc bản điện tử, phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
  • 6 Bản chính hoặc bản điện tử hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp quy định phải có Giấy phép).

Trường hợp thực hiện thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vừa phải kiểm dịch thực vật, vừa phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm 

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư 06/2023 và khoản 2 Điều 18 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục Ia ban hành kèm theo Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT);
  • Bản sao chụp hoặc bản điện tử hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp; Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp hoặc bản điện tử thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
  • Bản chính hoặc bản điện tử hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp quy định phải có Giấy phép;
  • Bản tự công bố sản phẩm
  • 03 Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
  • Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list).

Trường hợp thực hiện thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với lô hàng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vừa phải kiểm dịch thực vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư 06/2023 và quy định pháp luật về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, cần có:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT);
  • Bản sao chụp hoặc bản điện tử hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp; Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp hoặc bản điện tử thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
  • Bản chính hoặc bản điện tử hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp quy định phải có Giấy phép);
  • Hợp đồng mua bán; phiếu đóng gói (Packing list); hóa đơn mua bán (Invoice); phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất khẩu cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis); nhãn sản phẩm của cơ sở sản xuất; bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
  • Một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP), Giấy chứng nhận phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất đối với nguyên liệu đơn. Thành phần hồ sơ bằng tiếng Anh thì không phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt.

Thời gian thực hiện

VIETCERT sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành sớm nhất có thể. Muốn đạt được điều đó, khách hàng cần hợp tác cung cấp thông tin cần thiết cho VIETCERT để mọi việc diễn ra đúng tiến độ và thuận lợi nhất.

Thời gian dự kiến: 15-25 ngày làm việc.

Quy trình đăng ký

Bước 1: Khảo sát sơ bộ tính pháp lý của các giấy tờ mà khách hàng hiện có.

Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc làm giấy chứng nhận.

Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng.

Bước 4: Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đề nghị chứng nhận tiêu chuẩn cho doanh nghiệp.

Bước 5: Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp đón đoàn thẩm định (nếu cần).

Bước 6: Thay mặt khách hàng nhận giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Việc xin giấy chứng nhận các tiêu chuẩn là một quá trình mất nhiều thời gian, công sức và đòi hỏi người thực hiện phải am hiểu sâu rộng pháp lý lĩnh vực này. VIETCERT cung cấp dịch vụ giấy chứng nhận tiêu chuẩn Chứng nhận ATTP, kiểm dịch thực vật, động vật nhập khẩu, xuất khảu, quá cảnh, sau nhập khẩu và nội địa, ISO 22000, HACCP… nhanh nhất với giá thành hợp lí.

[1] Xem thêm Bản gốc Phụ lục CITES tại: https://cites.org/sites/default/files/notif/E-Notif-2019-055_0.pdf

Hiện các quy định về nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm còn chưa hoàn thiện, vì vậy vẫn cần có sự cập nhật, bỏ sung, sửa đổi. Trên cơ sở đó, bài viết này căn cứ vào pháp luật hiện hành tính đến ngày 7/10/2023.

Để cập nhật quy định mới nhất, vui lòng liên hệ với VIETCERT qua Hotline/Zalo 0932135515.