Chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may

Căn cứ pháp lý

Ngày 23 tháng 10 năm 2017 Bộ Công thương ban hành: Thông tư 21/2017/TT-BCT quyết định ban hành:

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhộm Azo trong sản phẩm dệt may mang số hiệu QCVN 01:2017/BCT.

Sau nhiều lần thay đổi thông tư chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2019 theo quy định của Thông tư số 07/2018/TT-BCT.

Như vậy tới thời điểm 01/01/2019 nếu sản phẩm dệt may nào không thực hiện chứng nhận sẽ không được lưu hành và sử dụng trên thị trường Việt Nam.

Vì sao phải chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may

Ngành may mặc Việt Nam đang giữ tỷ trọng cao trong sự phát triển của nền kinh tế, cho nên:

  • Các đơn vị sản xuất
  • Kinh doanh hàng may mặc

ngày càng phát triển.

Những sản phẩm dệt may được sử dụng rất phổ biến trong đời sống như:

  • Áo
  • Quần
  • Chăn ga
  • Gối
  • Khan
  • Thảm

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc nhuộm trong các sản phẩm dệt may vẫn là vấn đề cấp thiết.

– Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhộm Azo là:

+ Những chất hóa học được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất sản phẩm dệt may

+ Nếu được sử dụng với tỷ lệ phù hợp thì các hợp chất này sẽ giúp sản phẩm có độ thẩm mỹ

Nhưng nếu sử dụng:

  • Không có sử kiểm soát
  • Tỷ lệ dẫn đến vượt mức quy định
  • Chất Formaldehyt hay các Amin thơm

sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, lâu dài sẽ gây ra ung thư.

Vì thế để kiểm soát các hợp chất này, sản phẩm dệt may được quy định chứng nhận hợp quy theo QCVN 01:2017/BCT.

Chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may
Chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may

Các nhóm sản phẩm dệt may được quy định chứng nhận hợp quy

Nhóm 1: Các sản phẩm dệt may dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi; hoặc những bộ đồ liền có chiều dài từ 100 cm trở xuống.

Nhóm 2: Các sản phẩm dệt may trực tiếp tiếp xúc với da của người sử dụng.

Nhóm 3: Các sản phẩm dệt may không được trực tiếp tiếp xúc với da của người sử dụng

Quy trình chứng nhận hàng dệt may nhập khẩu

Bước 1: Đăng ký chứng nhận: Khách hàng cung cấp thông tin sản phẩm, hồ sơ nhập khẩu, thông tin doanh nghiệp qua bản đăng ký

Bước 3: Đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm: Sẽ đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm tại cảng hoặc tại kho;

Bước 4: Cấp chứng nhận hợp quy: Sau khi có kết quả thử nghiệm, hồ sơ đạt yêu cầu sẽ cấp chứng nhận hợp quy cho lô hàng.

Bước 5: Công bố hợp quy hàng dệt may tại Sở Công thương: Sau khi có chứng nhận hợp quy khách hàng sẽ mang hồ sơ đi công bố hợp quy tại Sở Công thương và bán hàng ra thị trường, hướng dẫn khách hàng thực hiện bước này.

Tổng kết

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn một số thông tin về Chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may. Hãy theo dõi website của chúng tôi để mở rộng thêm nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu nhé!

Xem thêm:

Xu hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Dịch vụ khai báo hải quan tại cửa khẩu Lộc Thịnh – Tonle Chàm