CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT XUẤT KHẨU, TÁI XUẤT KHẨU
Tất tần tật Thủ Tục Kiểm Dịch Thực Vật Hàng Hóa Xuất Khẩu cập nhật mới nhất năm 2024
I. Kiểm dịch thực vật cho hàng xuất khẩu là gì?
Kiểm dịch thực vật xuất khẩu là công tác quản lý của Nhà nước yêu cầu kiểm tra hàng hóa nhằm ngăn chặn những dịch bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến thực vật (như virus, côn trùng hoặc mầm bệnh), tránh lây lan giữa các vùng với nhau, cũng như chứng minh hàng đảm bảo điều kiện để xuất khẩu ra nước ngoài.
Với một số loại hàng hóa thì đây là quy định bắt buộc. Nếu lô hàng nằm trong danh sách bắt buộc kiểm dịch chưa có giấy tờ chứng minh, thì sẽ buộc ngừng lại khi làm thủ tục tại hải quan.
II. Những mặt hàng nào cần thực hiện kiểm dịch thực vật?
Một số sản phẩm cần phải kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu mà phía đầu nước nhập khẩu yêu cầu có thể kể đến là: nông sản, hoa màu, rau củ quả, gỗ, cây cối và một số sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật khác,…
III. Thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu
Bước 1: Đăng ký tài khoản để làm kiểm dịch thực vật
Doanh nghiệp xuất khẩu hoặc bên cung cấp dịch vụ forwarder thuê ngoài sẽ lên đăng ký tại phòng đăng ký tài khoản mới của cơ quan kiểm dịch thực vật (CHI CỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÙNG), và sẽ được phát 2 mẫu gồm: mẫu thông tin đăng ký tài khoản (đợi 1 ngày để kích hoạt tài khoản) và phiếu đăng ký kiểm dịch thực vật.
Bước 2: Đăng ký đơn hàng cần kiểm dịch thực vật
Doanh nghiệp xuất khẩu hoặc bên cung cấp dịch vụ được ủy quyền sẽ lên đăng ký kiểm dịch thực vật trước 1-2 ngày tàu chạy với cơ quan kiểm dịch thực vật vùng.
Hồ sơ đăng ký sẽ gồm:
-
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu
- Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu);
- Hợp đồng mua bán hàng hóa (bắt buộc), vận đơn, invoice, packing list (nếu có);
- Giấy ủy quyền của chủ hàng (nếu bên đăng ký được chủ hàng ủy quyền).
Các cá nhân và doanh nghiệp nên kiểm tra xem danh mục của sản phẩm thuộc vào loại nào, để ghi lên đơn đăng ký số tiền kiểm dịch trước.
Sau khi hồ sơ đã đạt yêu cầu, bạn phải lên phòng kế toán của cơ quan kiểm dịch thực vật để đóng lệ phí kiểm dịch.
Bước 3: Làm thủ tục kiểm tra lấy mẫu lô hàng cần kiểm dịch thực vật
Tùy theo mặt hàng xuất khẩu và yêu cầu của phía bên nước nhập khẩu mà cơ quan kiểm dịch sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa
Kiểm tra vật thể
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
Trên đây là một vài thông tin cơ bản mà VIetcert chúng tôi đưa ra cho bạn tham khảo. Hãy nhanh chóng nhấc máy gọi chúng tôi ngay để được hỗ trợ