Chứng nhận FDA cho hàng hoá thực phẩm
FDA quy định về an toàn thực phẩm theo nhiều cách:
Yêu cầu các nhà cung cấp thực phẩm phải giám sát sự hiện diện của các sinh vật có thể gây bệnh và gây nguy hiểm cho sức khỏe con người trong thực phẩm họ sản xuất. Những thử nghiệm đó sẽ được ghi lại và FDA sẽ kiểm tra định kỳ để đảm bảo thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn.
FDA cũng kiểm tra các cơ sở thực phẩm để đảm bảo rằng các cơ sở này sản xuất an toàn và không có vi khuẩn nguy hiểm.
Thực phẩm cũng được dán nhãn theo yêu cầu để truy gốc nguyên liệu và nơi sản xuất.
Nếu sản phẩm thực phẩm tiềm ẩn nguy hiểm, FDA có thể ngừng nhập khẩu, thu giữ toàn bộ lô thực phẩm, ngừng bán sản phẩm nhất định… nếu phát hiện thực phẩm đó không an toàn.
Ai phải đăng ký FDA thực phẩm
Chứng nhận FDA là chứng nhận bắt buộc đối với sản phẩm thực phẩm lưu hành trên thị trường Mỹ (bao gồm sản phẩm trong nước và nhập khẩu).
Chính vì vậy, những doanh nghiệp, cá nhân là chủ sở hữu hoặc là đại lý phân phối kinh doanh, sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc lưu giữ thực phẩm, phục vụ cho con người cũng như phục vụ cho tiêu dùng ở Mỹ đều cần đăng ký FDA thực phẩm.
Ngoài các trường hợp này, có rất nhiều cơ sở thực phẩm dù chưa xuất hàng sang Mỹ cũng có nhu cầu đăng ký FDA thực phẩm để sử dụng như bằng chứng chứng minh chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh và quảng bá sản phẩm.
Danh mục thực phẩm cần Chứng nhận an toàn thực phẩm FDA
Các sản phẩm chế biến, đóng gói hoặc lưu giữ thực phẩm, đồ uống hoặc các thành phần thực phẩm phục vụ tiêu dùng cho con người và động vật tại thị trường Hoa Kỳ đều cần chứng nhận an toàn thực phẩm FDA:
Ví dụ:
- Thực phẩm bổ sung và thành phần ăn kiêng
- Sữa bột trẻ em
- Đồ uống (Bao gồm đồ uống có cồn và không cồn)
- Hoa quả và rau củ
- Cá và hải sản
- Thực phẩm hàng ngày và trứng
- Hàng hóa nông sản thô sử dụng làm thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm.
- Thực phẩm đóng hộp và đông lạnh
- Sản phẩm bánh mì, snack, kẹo (bao gồm kẹo cao su)
- Đồ ăn động vật
Một số sản phẩm được miễn trừ không cần đăng ký FDA
- Thực phẩm được làm ra bởi cá nhân
- Hàng hóa được gửi đi Mỹ dưới dạng cá nhân
- Hàng cá nhân gửi tới cá nhân theo hình thức phi mậu dịch
- Mẫu thực phẩm phi tiêu thụ có giá dưới 200USD. Đây là những món hàng bạn cần chứng minh nó là hàng mẫu, gửi đến các cơ sở sản xuất thực phẩm hoặc phòng thí nghiệm.
Đối với doanh nghiệp xuất thực phẩm đi Mỹ
- Đăng ký cơ sở thực phẩm (FFR)
- Đăng ký FCE – Quy trình sản xuất thực phẩm chất lỏng và chất sệt có đóng hộp, đóng lon.
Đối tượng đăng ký: Cơ sở sản xuất, nhà máy sản xuất thực phẩm đóng hộp, đóng lon có chất lỏng, chất sệt.
- Khai báo Prior Notice – Khi xuất hàng
FDA quy định doanh nghiệp xuất hàng phải khai báo chi tiết lô hàng đến FDA trong vòng 15 ngày trước khi hàng đến.
Đối tượng khai báo: Shipper – người gửi hàng thực phẩm đi Mỹ.
Chú ý: FDA có các đợt thanh tra ngẫu nhiên hàng năm khi mà thanh tra FDA sẽ đến kiểm tra nhà máy, cơ sở sản xuất của doanh nghiệp xuất khẩu. TQC cũng sẽ hỗ trợ đào tạo về hồ sơ và hoàn thành quá trình kiểm tra cho doanh nghiệp
Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệp đăng ký FDA và FCE.
- Kế hoạch an toàn thực phẩm, Kế hoạch triệu hồi sản phẩm
- Nhân sự được đào tạo về luật FSMA ít nhất 1 nhân sự (có chứng chỉ đào tạo) – được học luật an toàn của Mỹ, có chứng chỉ QC, QA.
- Người phiên dịch trong buổi thẩm tra.
Dịch vụ Đăng ký chứng nhận FDA cho cơ sở thực phẩm
- Đăng ký số DUNS
- Liên hệ đại lý FDA Hoa Kỳ
- Đăng ký cơ sở thực phẩm với FDA
- Nhận và cấp chứng chỉ FDA cho cơ sở sản xuất thực phẩm
- Check nhãn sản phẩm, chỉnh sửa nhãn phù hợp với luật ở Mỹ
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Địa chỉ nhà máy sản xuất.
- Giấy chứng nhận HACCP/ISO 22000 (nếu có)
- Thông tin liên hệ văn phòng đại diện tại Mỹ (US Agent).
- Thông tin người làm việc và chịu trách nhiệm chính về FDA.
Quy trình đăng ký chứng nhận FDA thực phẩm
- Cung cấp thông tin đăng ký FDA: Doanh nghiệp cung cấp thông tin đăng ký theo biểu mẫu.
- Lựa chọn đại diện U.S Agent: Hiện tại, TQC đang làm việc với đại lý WILLOW GLEN.
- Đăng ký cơ sở FDA
- Nhận chứng chỉ FDA
Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, FDA giám sát các công ty trong nước và thực phẩm mà họ sản xuất. Ngoài ra, FDA cũng có nhiều sáng kiến để giám sát các sản phẩm nhập khẩu và các công ty nước ngoài xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Một điểm cần lưu ý ở đây là FDA giảm sát công ty, cơ sở thực phẩm (Không giám sát theo sản phẩm thực phẩm).
FDA bảo vệ người tiêu dùng khỏi thực phẩm không an toàn thông qua các hoạt động như:
- Kiểm tra
- Lấy mẫu
- Theo dõi mẫu và kiểm tra mục tiêu
- Thư cảnh cáo
- Giám sát tiêu hủy và thu hồi thực phẩm không an toàn.
Tổng kết
Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn một số thông tin về đăng ký FDA cho hàng hoá thực phẩm. Hãy theo dõi website của chúng tôi để mở rộng thêm nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu nhé!
Xem thêm:
Kiểm dịch thực vật và quy trình khai báo kiểm dịch thực vật xuất khẩu
Dịch vụ khai hải quan hàng cargo tại NCTS