Giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

Vì sao cần cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do?

Dựa vào CFS, nước nhập khẩu sẽ nắm bắt được chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào nước họ, đồng thời doanh nghiệp xuất khẩu sẽ dễ dàng xuất khẩu hàng hóa vào nước khác hơn.

Sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải có CFS để làm cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp các giấy chứng nhận khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải có CFS do cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể.

Nội dung giấy chứng nhận CFS

Giấy CFS là bằng chứng chứng minh sản phẩm được phép lưu hành tự do. Nhưng, làm thế nào để biết giấy CFS đó là hợp lệ? Giấy chứng nhận CFS cung cấp các thông tin quan trọng như: Thông tin sản sản phẩm, loại nhóm được chứng nhận, nước cấp chứng chỉ, thời gian, số chứng nhận…

Các sản phẩm thuộc các lĩnh vực sau đều có thể xin chứng nhận CFS:

  • Các sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp, vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp…
  • Các sản phẩm y tế thuộc các đơn vị sản xuất các sản phẩm trang thiết bị y tế, mỹ phẩm..
  • Các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp như các loại hóa chất, máy móc kỹ thuật…
Giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa
Giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do

  • Đơn đề nghị cấp CFS (Phụ lục IV Quyết định 10/2010/QĐ-TTg);
  • Bản sao tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa).
  • Các giấy tờ khác tùy thuộc vào yêu cầu đặc thù của cơ quan cấp CFS.

Cơ quan có thẩm quyền cấp CFS

Được quy định tại Phụ lục I Quyết đinh 10/QĐ-TTg như:

Bộ Y tế: có thẩm quyền cấp CFS cho thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên; thuốc lá điếu; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; Thuốc, mỹ phẩm; Trang thiết bị y tế.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý CFS đối với các sản phẩm: Giống cây trồng, giống vật nuôi; nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi; Vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; phân bón; thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; Sản phẩm trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, thủy sản, muối…được quy định cụ thể tại Thông tư 63/2010/TT-BNNPTNT.

Bộ Công Thương: Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo quy định của pháp luật; Sản phẩm, hàng hóa khác không thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, cơ quan.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do có hiệu lực 02 năm kể từ ngày cấp.

Nhu cầu xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa đang dần trở thành một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Song song với đó, các doanh nghiệp đang có nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa cần có giấy chứng nhận CFS như một tấm giấy thông quan cho các sản phẩm của mình. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi chứng nhận CFS là gì và vì sao cần có chứng nhận CFS. Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy bổ ích nhé!

Tham khảo thêm các bài viết khác:

C/O là gì? Những điều chưa biết về C/O

Thông tin mới nhất về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa