Giấy phép CITES là gì? Làm sao để sở hữu giấy phép CITES?

Giấy phép CITES là một thuật ngữ không thường gặp trong các hoạt động xuất nhập khẩu, chỉ xuất hiện trong một vài trường hợp giao dịch của một số ít các mặt hàng. Cùng Vietcert tìm hiểu thêm về khái niệm giấy phép CITES là gì trong bài viết dưới đây!

Giấy phép CITES là gì?

Giấy phép CITES hay chứng chỉ CITES là loại giấy tờ do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp nhằm hỗ trợ xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật các loại động, thực vật quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES. Giấy phép do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu mẫu vật các loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.

Giấy phép CITES là gì? Làm sao để sở hữu giấy phép CITES?
Giấy phép CITES là gì? Làm sao để sở hữu giấy phép CITES?

Quy định về giấy phép cites

  1. Giấy phép CITES được qui định áp dụng cho việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES và các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quí, hiếm.

Giấy phép CITES phải được ghi đầy đủ thông tin, dán tem CITES hoặc mã vạch, kí và đóng dấu của Cơ quan thẩm quyền quản lí CITES Việt Nam.

  1. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm được qui định áp dụng cho mẫu vật lưu niệm qui định tại các Phụ lục CITES. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm phải được ghi đầy đủ thông tin, có chữ kí, họ và tên của chủ cơ sở nuôi, trồng.
  2. Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước được qui định áp dụng cho các mẫu vật tiền Công ước.
  3. Thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu và tái xuất khẩu là 06 tháng; thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép nhập khẩu là 12 tháng, kể từ ngày được cấp.
  4. Giấy phép, chứng chỉ CITES chỉ được cấp một bản duy nhất và luôn đi kèm lô hàng/mẫu vật CITES.
  5. Cơ quan cấp giấy phép CITES, chứng chỉ mẫu vật tiền công ước là Cơ quan thẩm quyền quản lí CITES Việt Nam.
  6. Cơ sở chế biến, kinh doanh trực tiếp cấp chứng chỉ CITES mẫu vật lưu niệm.

Hồ sơ cấp giấy phép CITES

Hồ sơ cấp Giấy phép CITES căn cứ theo mục đích sử dụng của đối với mặt hàng này. Có thể liệt kê các trường hợp như sau:

  1. Nhập khẩu mẫu vật vì mục đích thương mại:

Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Đơn vị đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ
  • Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan
  • Bản sao chụp giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES của nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp.

Trường hợp mẫu vật nhập khẩu là động vật, thực vật hoang dã còn sống, hồ sơ còn bắt buộc có các giấy tờ sau:

Giấy xác nhận đủ điều kiện nuôi, giữ, chăm sóc đối với động vật, thực vật trên cạn của Cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh hoặc xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản ở cấp tỉnh đối với các loại thủy sinh; xác nhận của Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam về việc nhập khẩu mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu đến môi trường và việc bảo tồn các loài động, thực vật trong nước; quyết định công nhận giống vật nuôi mới, cây trồng mới và đưa vào Danh mục giống vật nuôi, giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh của Cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp loài động, thực vật đó lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam.

Trường hợp nhập khẩu vì mục đích thương mại thường sẽ chịu nhiều thủ tục hơn các trường hợp còn lại.

  1. Nhập khẩu mẫu vật không vì mục đích thương mại

Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ
  • Bản sao chụp văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc văn bản xác nhận quà biếu, cho, tặng, ngoại giao do Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao)
  • Bản sao chụp quyết định giử mẫu vật đi tham dự triển lãm hoặc biểu diễn xiếc của Cơ quan có thẩm quyền (đối với mẫu vật để triển lãm, biểu diễn xiếc);
  • Bản sao chụp giấy phép xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước xuất khẩu cấp.
  1. Nhập khẩu mẫu vật săn bắn

Hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ
  • Bản sao chụp giấy phép xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước xuất khẩu cấp.

Trình tự và cách thức thực hiện thủ tục đề nghị cấp các loại giấy phép, chứng chỉ CITES áp dụng như sau:

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp một bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho mỗi lần đề nghị cấp phép đến Cơ quan quản lý CITES Việt Nam hoặc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam phía Nam.

Giấy phép CITES là gì? Làm sao để sở hữu giấy phép CITES?
Giấy phép CITES là gì? Làm sao để sở hữu giấy phép CITES?

Trình tự thực hiện thủ tục xin giấy phép CITES

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định trong hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ. Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhập hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định và cấp giấy phép, chứng chỉ CITES.

Trường hợp hồ sơ phải chờ xác nhận , thẩm định, tư vấn của Ban Thư ký CITES quốc tế, Cơ quan Khoa học CITES và Cơ quan quản lý CITES của các nước thành viên có liên quan thì trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đó.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận 1 giấy phép, chứng chỉ gốc vào giờ hành chính các ngày trong tuần tại bộ phận tiếp nhận và kết quả giải quyết thủ tục hành chính (nơi đã nộp hồ sơ). Trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người ủy quyền.

Thu hồi, hoàn trả giấy phép CITES

  1. Cơ quan thẩm quyền quản lí CITES Việt Nam thu hồi giấy phép, chứng chỉ trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Giấy phép, chứng chỉ được cấp không đúng qui định;
  3. b) Giấy phép, chứng chỉ được sử dụng sai mục đích;
  4. c) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép, chứng chỉ có hành vi vi phạm qui định của pháp luật về quản lí, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quí, hiếm và qui định của CITES.
  5. Hoàn trả giấy phép, chứng chỉ hết hiệu lực:
  6. a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày giấy phép, chứng chỉ hết hiệu lực mà giấy phép, chứng chỉ không được sử dụng, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy phép, chứng chỉ phải gửi trả giấy phép, chứng chỉ hết hiệu lực cho Cơ quan thẩm quyền quản lí CITES Việt Nam;
  7. b) Cơ quan thẩm quyền quản lí CITES Việt Nam có quyền từ chối cấp phép các lần tiếp theo trong trường hợp các tổ chức, cá nhân không thực hiện nghĩa vụ nộp trả giấy phép, chứng chỉ hết hiệu lực trước đó. (Theo Nghị định Số: 06/2019/NĐ-CP).

Trên đây là toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi giấy phép CITES là gì. Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy bổ ích nhé!

Tham khảo thêm các bài viết khác:

MSDS là gì? Những điểm cần lưu ý về Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất Material Safety Data Sheet

Thủ tục làm giấy chứng nhận hun trùng