Giấy phép nhập khẩu tự động

Đối với nhập khẩu, việc cung cấp giấy phép nhập khẩu tự động là giấy tờ do Bộ Công Thương cấp cho thương nhân dưới hình thức xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu cho mỗi lô hàng hóa khi nhập khẩu và việt nam.

Mục đích của giấy nhập khẩu tự động để làm gì?

Theo lý thuyết giấy tờ này để thông kê chính xác số lượng, chủng loại, trị giá hàng hóa nhập khẩu, phục vụ công tác điều hành hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước. Những rõ ràng, để làm được việc này thì phải cần số liệu thống kê tự Tổng Cục Hải Quan cho từng loại hàng (Theo HS Code) là có ngay con số chính xác, tin cậy. Chính vi thế mọi doanh nghiệp đều phần lớn cùng quan điểm cho rằng mục đích của giấy này là dùng cho hàng rào phi thuế quan, nhằm gián tiếp kiểm soát những mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu.

Vì sao gọi là nhập khẩu tự động ?

“Tự động” nghĩa là cứ nộp đầy đủ hồ sơ, chuẩn là được duyệt không cần điều kiện gì khác.

Chúng ta cần phần biệt với loại giấy phép nhập khẩu thông thường (không tự động): Doanh nghiệp xin giấy phép phải đáp ứng đủ điều kiện ngoài nộp đơn đơn chuẩn

Chẳng hạn:

+ Nhập khẩu thiết trang thiết bị y tế phải có đăng ký kinh doanh có ngành nghề này, có nhân sự đáp ứng đủ yêu cầu về đào tạo chuyên ngành, v.v

Mới nghe qua hình thức “tự động” thì đơn giản là chỉ việc nộp hồ sơ chuẩn đầy đủ. Nhưng khó khăn ở đây là hồ sơ thế nào là “đầy đủ” và “hợp lệ”, thời gian chờ đợi nếu không đáp ứng được hai tiêu chi đơn giản trên.

Mặt hàng nào cần xin giấy phép nhập khẩu tự động

Từ ngày 01/04/2014, thông tư 35/2014/TT-BCT quy định việc áp dụng chế độ giấy phép nhập khẩu tự động đối với mặt hàng phân bón như Uree, phân khoán hoặc phân hóa học có chứa 3 nguyên tố cấu thành nito, photpho và kali.

Cần lưu ý, nếu hàng nhập khẩu về mà không giấy phép, sẽ bị xử phạt theo Nghị định 127/2013/NĐ-CP và thông tư 190/2013/TT-BTC.

Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu tự động gồm những gì ?

Trong trường hợp phải xin giấy phép phép nhập khẩu tự động, theo điều 3 thông tư 24 (đã được tạm dừng áp dụng vì có thông thư 27/2017/TT-BTC) hồ sơ sẽ gồm:

» Đơn đăng ký nhập khẩu tự động: 02 bản (theo mẫu quy định tại phụ luc số 02 ban hành kèm theo thông tu này)

» Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh: 01 bản sao ( có đóng dấu “sao y bản chính” của thương nhân)

» Hợp đồng nhập khẩu: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân)

» Hóa đơn thương mại (invoice): 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân)

» L/C hoặc chứng từ thanh toán: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân); hoặc xác nhận thanh toán qua ngân hàng (có kèm Giấy đề nghị xác nhận thanh toán qua ngân hàng) theo mẫu quy định tạiPhụ lục số 03 và Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này: 01 bản chính.

» Vận đơn vận tải hoặc chứng từ vận chuyển của lô hàng: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).

Giấy phép nhập khẩu tự động
Giấy phép nhập khẩu tự động

Sau khi đã hoàn thành bộ hồ sơ, bạn có thể nộp lên cơ quan sau:

  • Trụ sở chính của Bộ Công Thương: số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
  • Trụ sở Cơ quan đại diện của Bộ Công Thương: số 45 Trần Cao Vân, phường 6, quận III, thành phố Hồ Chí Minh.

Hình thức nộp:

+ Theo đường bưu điện

+ Nộp trực tiếp

Trên đây là một số thông tin cơ bản về giấy phép nhập khẩu tự động. Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hữu ích nhé!

Tham khảo thêm một số bài viết khác:

Giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch