ISO là gì? Một số thông tin về ISO

ISO là một từ rất phổ biến trong thương mại và công nghiệp. Chắc hẳn ai cũng một lần nhìn thấy từ này trên các trang mạng hoặc những thông tin in trên sản phẩm. Nếu như bạn đã từng lướt qua từ này nhưng không biết đó là gì thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

ISO là gì?

ISO (International Organization for Standardization) là Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế. Được thành lập vào năm 1947, hiện nay có trên 150 quốc gia thành viên. Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này.

Nhiệm vụ của ISO là đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Với ích lợi và tính hiệu quả của việc áp dụng ISO, ngày nay người ta mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm vào cả lĩnh vực quản lý hành chính, sự nghiệp.

Mục tiêu của ISO

Mục tiêu của ISO là đưa ra các Tiêu chuẩn quốc tế có liên quan trên toàn cầu được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Cụ thể:

  • Đảm bảo tập hợp các tiêu chuẩn nhất quán và đáng tin cậy được ngành công nghiệp sử dụng hiệu quả và mang lại những lợi ích đã được công nhận đến các nền kinh tế.
  • Đưa ra các tiêu chuẩn quốc tế rõ ràng, dễ hiểu ngôn ngữ dễ đọc và thân thiện với người dùng.
  • Tăng cường việc tiếp nhận các tiêu chuẩn với tư cách là doanh nghiệp công cụ hiệu suất
  • Xác định và đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng, với tập trung vào cách họ muốn sử dụng và tiếp cận các tiêu chuẩn ISO
  • Phát triển thông tin hỗ trợ bổ sung: Tiêu chuẩn quốc tế mà các thành viên có thể cung cấp cho khách hàng khi cần thiết
  • Cung cấp một bộ đánh giá sự phù hợp quốc tế tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các lĩnh vực và tất cả các loại sự phù hợp đánh giá giúp đảm bảo các bên liên quan có niềm tin trong việc thực hiện các tiêu chuẩn.
  • Thực hiện các chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được các nhà phát triển và khách hàng hiểu rõ và tôn trọng

Những tiêu chuẩn ISO phổ biến hiện nay

Tiêu chuẩn ISO xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên thì có một vài tiêu chuẩn ISO được sử dụng rất phổ biến có thể kể đến một vài cái như:

Tiêu chuẩn ISO 9000

Tiêu chuẩn ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng trong môi trường sản xuất. ISO 9000 được công bố từ rất sớm (1987), bao gồm 7 nguyên tắc cơ bản mà các doanh nghiệp luôn muốn đạt được.

Tiêu chuẩn ISO 9001

Tiêu chuẩn ISO 9001 là bộ tiêu chuẩn về Quản lý chất lượng. Đây được xem là tiêu chuẩn phổ biến nhất do ISO ban hành. Nó có vai trò đánh giá hệ thống quản lý chất lượng một cách chặt chẽ, để xem hệ thống quản lý đó có phù hợp với doanh nghiệp hay không.

Tiêu chuẩn ISO 9001
Tiêu chuẩn ISO 9001

Tiêu chuẩn ISO 13485

Tiêu chuẩn ISO 13485 được sử dụng trong lĩnh vực y tế, đóng vai trò xây dựng và kiểm soát chất lượng các thiết bị y tế. Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thì ISO 13485 là một tiêu chuẩn rất nên có.

Tiêu chuẩn ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn trong lĩnh vực Quản lý môi trường. Đây là tiêu chuẩn mới nhất của ISO, nếu được kết hợp cùng với ISO 9001 thì doanh nghiệp sẽ có hướng kinh doanh rõ ràng, hiệu quả và chiếm được lòng tin của khách hàng nhiều hơn.

Tiêu chuẩn ISO 14001
Tiêu chuẩn ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 20000

Tiêu chuẩn ISO 20000 là tiêu chuẩn dùng để đánh giá các hoạt động quản lý dịch vụ SMS – dịch vụ nhắn tin viễn thông. Khi tuân theo tiêu chuẩn ISO 20000, các bên dịch vụ SMS sẽ được cung cấp các kế hoạch, triển khai, vận hành quy trình, kiểm tra và theo dõi quy trình đó, giúp cho hoạt động kinh doanh được tốt hơn.

Tiêu chuẩn ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn về Vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong ngành công nghiệp thực phẩm, việc được áp vào một tiêu chuẩn để tổ chức kiểm soát được các nguy cơ về mất an toàn thực phẩm là vô cùng cần thiết.

Tiêu chuẩn ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 26000

Tiêu chuẩn ISO 26000 là tiêu chuẩn về Phần mềm quản lý bán hàng dành cho các shop kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ.

Tiêu chuẩn ISO/IEC 27000

Tiêu chuẩn ISO/IEC 27000 là tiêu chuẩn về vấn đề Giữ an toàn thông tin tài sản, bao gồm thông tin nhân viên và đối tác, thông tin tài chính, sở hữu trí tuệ,…

Tiêu chuẩn ISO/IEC 27000
Tiêu chuẩn ISO/IEC 27000

Tiêu chuẩn ISO 45001

Tiêu chuẩn ISO 45001 là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tuân theo bộ tiêu chuẩn này, những rủi ro về tai nạn nghề nghiệp của công nhân viên sẽ được giảm thiểu nhờ một quy trình quản lý nghiêm ngặt và chặt chẽ.

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025

Đây là tiêu chuẩn dùng để đảm bảo năng lực của các phòng thí nghiệm. Tiêu chí đánh giá bao gồm năng lực kỹ thuật, hệ thống chất lượng và giá trị của những kết quả thí nghiệm của một phòng thí nghiệm.

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025
Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025

 

Trên đây là những thông tin cơ bản về ISO mà Vietcert chia sẻ. Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hữu ích nhé!

Tham khảo thêm về các thông tin cơ bản khác:

FDA là gì? Các thông tin chi tiết về FDA

Lợi ích của việc sở hữu chứng nhận 9001:2015