Kiểm dịch thực vật và quy trình khai báo kiểm dịch thực vật xuất khẩu

Kiểm dịch thực vật và quy trình khai báo kiểm dịch thực vật xuất khẩu

Kiểm dịch thực vật là gì?

Kiểm dịch thực vật (tiếng Anh là Phytosanitary) là công tác quản lý Nhà nước. Nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.

Với hàng nhập khẩu có liên quan hoặc có nguồn gốc thực vật. Kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta. Với hàng xuất khẩu, công việc cũng tương tự. Nhưng để chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.

Kiểm dịch động thực vật đều thuộc loại Kiểm tra chất lượng Nhà nước bắt buộc với một số mặt hàng khi làm thủ tục hải quan.

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Hàng hoá nào bắt buộc phải làm kiểm dịch thực vật?

Về cơ bản, hàng hóa có nguồn gốc thực vật như nông sản, gỗ,… nhiều khả năng sẽ phải làm kiểm dịch.

Bạn thử tra cứu Thông tư 40/2012/TT-BNNPTNT để biết chính xác Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch.

Tuy nhiên, Thông tư 40 này quy định còn rất chung chung. Và nó khó áp dụng cho doanh nghiệp cũng như với cả các bác hải quan.

Với hàng xuất khẩu, đồ gỗ đã qua chế biến không phải kiểm dịch thực vật.

Nội dung này được hướng dẫn trong Công văn số 89/BTC-TCHQ. Như vậy cũng giải quyết vướng mắc cho nhiều công ty xuất nhập khẩu.

Mục đích của giấy chứng nhận thực vật

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được cấp để chỉ ra rằng các lô hàng thực vật, sản phẩm thực vật hoặc các vật phẩm được quản lý khác đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu cụ thể và phù hợp với tuyên bố xác nhận của giấy chứng nhận mẫu phù hợp. Giấy chứng nhận KDTV chỉ nên được cấp cho mục đích này.

Giấy chứng nhận mẫu cung cấp một từ ngữ và định dạng tiêu chuẩn cần được tuân theo. Để từ đó chuẩn bị các giấy chứng nhận KDTV chính thức. Điều này là cần thiết để đảm bảo tính hợp lệ của các tài liệu. Chúng được dễ dàng nhận ra và thông tin thiết yếu được báo cáo.

Các nước nhập khẩu chỉ nên yêu cầu giấy chứng nhận KDTV đối với các mặt hàng được quản lý

Chúng bao gồm các mặt hàng như cây, củ và củ, hoặc hạt giống để nhân giống, trái cây và rau, hoa và cành cắt, ngũ cốc và chất trồng. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cũng có thể được sử dụng cho một số sản phẩm thực vật đã được chế biến. Mà các sản phẩm đó, về bản chất của chúng hoặc quá trình chế biến của chúng, có khả năng đưa các loài gây hại được điều chỉnh. (ví dụ như gỗ, bông). Giấy chứng nhận KDTV cũng có thể được yêu cầu đối với các mặt hàng được quản lý khác khi các biện pháp KDTV được chứng minh về mặt kỹ thuật. (ví dụ: thùng rỗng, phương tiện và sinh vật).

Các nước nhập khẩu không nên yêu cầu giấy chứng nhận KDTV đối với các sản phẩm thực vật đã được chế biến theo cách mà chúng không có khả năng lây nhiễm các loài gây hại đã được quản lý hoặc đối với các sản phẩm khác không yêu cầu các biện pháp KDTV.

Các NPPO nên đồng ý song phương khi có sự khác biệt giữa quan điểm của nước nhập khẩu và nước xuất khẩu về lý do yêu cầu giấy chứng nhận KDTV. Những thay đổi liên quan đến yêu cầu đối với giấy chứng nhận KDTV phải tôn trọng các nguyên tắc minh bạch và không phân biệt đối xử.

Quy trình cấp giấy chứng nhận kiểm dịch

Để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, trước tiên bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:

Đơn đăng ký kiểm dịch;

Yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có);

Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có).

Nộp hồ sơ (tổ chức, cá nhân) khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch cho Cục Thú y

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch, Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;

Tổ chức, cá nhân căn cứ vào ngày ghi trên phiếu hẹn đến Cục thú y nhận Giấy chứng nhận.

Trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch phải thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Tổng kết

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn một số thông tin về kiểm dịch và quy trình cấp giấy. Hãy theo dõi website của chúng tôi để mở rộng thêm nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu nhé!

Xem thêm:

Hun trùng là gì? Những điều cần lưu ý khi hun trùng hàng xuất khẩu

Vận chuyển hoả tốc thú cưng trên toàn quốc, an toàn, giá rẻ