Lợi ích của việc áp dụng VietGAP chăn nuôi mang lại
VietGAP chăn nuôi (hay VietGAHP) là một phần của tiêu chuẩn VietGAP – Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt Việt Nam được ban hành bởi Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vào ngày 10/11/2015 theo quyết định 4653/QĐ-BNN-CN.
Ban hành kèm theo Quyết định này gồm 08 Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho:
- Bò sữa
- Bò thịt
- Dê sữa
- Dê thịt
- Lợn
- Gà
- Ngan-vịt
- Ong
VietGAP chăn nuôi là việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi nhằm đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với người chăn nuôi
Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.
Sản phẩm dễ dàng được lưu thông trên thị trường khi có chứng nhận làm giấy thông hành tiêu thụ tại các siêu thị, thậm chí xuất khẩu ra nước ngoài, vào các thị trường khó tính vì đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhờ những biện pháp phòng chống dịch bệnh triệt để mà số gia súc gia cầm, động vật ốm, chết giảm. Dịch bệnh không xảy ra nên chi phí cho các loại thuốc chữa bệnh cũng giảm, từ đó nâng cao lợi nhuận cho người chăn nuôi.
Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh, tạo uy tín trên thị trường.
Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất.
Chi phí thấp, hiệu quả cao do giảm thiểu được chi phí đền bù khiếu kiện, tái chế sản phẩm, góp phần làm nên thương hiệu hàng Việt.
Đáp ứng qui định của nhà nước trong hiện tại và tương lai về quản lý chất lượng.
Đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng trong nước cũng sẽ được sử dụng những sản phẩm an toàn, không còn phải lo ngại trước một loạt thông tin như:
- Trứng gà giả
- Gà lậu
- Lợn sử dụng chất tạo nạc
do các trang trại chăn nuôi tập trung và được giám sát chặt chẽ.
Khuyến khích quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo nên một thế hệ những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP.
Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu
Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu.
Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.
Đối với xã hội
Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Việc xây các hầm biogas xử lý chất thải giúp môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi trong lành, giảm mùi hôi thối.
Đáp ứng quy định của nhà nước và các nước dự định bán hàng trong hiện tại và tương lai về quản lý chất lượng.
Cộng đồng phát triển, xã hội công bằng, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Quy trình chứng nhận VietGAP chăn nuôi nhanh chóng
Bước 1: Đào tạo, xây dựng và áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP vào chăn nuôi.
Bước 2: Đăng ký chứng nhận.
Bước 3: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá.
Bước 4: Đánh giá sơ bộ.
Bước 5: Đánh giá chứng thức.
Bước 6: Thẩm tra kết quả đánh giá.
Bước 7: Cấp giấy chứng nhận VietGAP chăn nuôi (hiệu lực 2 năm)
Bước 8: Hàng năm đánh giá định kỳ
Bước 9: Đánh giá chứng nhận lại (2 tháng trước khi hết hạn hiệu lực chứng nhận)
Tổng kết
Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn một số thông tin về Lợi ích của việc áp dụng VietGAP vào chăn nuôi. Hãy theo dõi website của chúng tôi để mở rộng thêm nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu nhé!
Xem thêm:
Dịch vụ khai báo hải quan tại cửa khẩu Bu Prang (Đắk Nông) – O Raing (Mundulkiri, Campuchia)