MSDS là gì? Những điểm cần lưu ý về Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất Material Safety Data Sheet

MSDS là gì? Những điểm cần lưu ý về Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất Material Safety Data Sheet

MSDS là gì?

MSDS được viết tắt của từ “material safety data sheet” là bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất. MSDS là văn bản gồm các thông tin liên quan đến thuộc tính của hoá chất đó và đi liền với sản phẩm.

MSDS là gì?
MSDS là gì?

MSDS ra đời nhằm mục đích thông tin cho những người tiếp xúc hay làm việc với hoá chất đó. Khi đó sẽ thực hiện các trình tự một cách an toàn và xử lý nếu như hoá chất đó gặp sự cố.

MSDS gồm những nội dung gì?

  • Tên thương mại: Là tên được thể hiện trên các chứng từ mua bán, chứng từ vận tải. Đối với các hóa chất là hợp chất, hóa chất gồm nhiều thành phần hóa học thường sẽ có tên gọi riêng, thông dụng hơn tên khoa học.
  • Tên khoa học – tên hóa học: Mục đích của MSDS mô tả tóm tắt hóa chất, bởi vậy không thể thiếu tên khoa học.
  • Mã CAS: Mã CAS là thông tin bắt buộc phải được thể hiện trên MSDS (CAS là viết tắt của Chemical Abstracts Service –  dịch vụ tóm tắt hóa chất). Tên gọi Việt hóa nghe hơi thô và dài, nên có thể gọi là mã CAS cho thuận tiện. Mã CAS này là một chuỗi số định danh duy nhất của 1 nguyên tố hóa học; hợp chất hóa học; polyme; chuỗi sinh học; hỗn hợp và hợp kim.
  • Tên, địa chỉ và các thông tin của nhà sản xuất.
  • Thuộc tính vật lý: Thể hiện trạng thái rắn-lỏng-khí của hóa chất ở điều kiện thông thường, màu sắc, độ sôi,…
  • Thông tin thành phần hóa học: Công thức hóa học, họ hóa chất, tính axit, tính bazơ,…
  • Các thông tin bổ sung: Quy trình làm việc với hóa chất; dụng cụ làm việc được phép tiếp xúc với hóa chất;…
Bảng nội dung MSDS
Bảng nội dung MSDS

Mục đích và công dụng của MSDS

  • Cảnh báo về các mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng, các quy trình phải tuân thủ.
  • Cách xử lý nếu không may xảy ra sự cố.
  • Xây dựng phương án vận chuyển, xếp dỡ.
  • Xây dựng phương án bảo quản trên tàu và tại kho bãi của cảng. Từ đó sao cho không gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới hàng hóa khác.
  • Chứng từ mà hải quan yêu cầu cung cấp bổ sung vào hồ sơ xuất nhập khẩu.

MSDS do ai cấp?

MSDS sẽ do shipper (người gửi có thể là công ty sản xuất, nhà phân phối, cá nhân…) cung cấp để khai báo. Một MSDS hoàn chỉnh yêu cầu chính xác từ thông tin sản phẩm, tên gọi cho đến các thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ và hình thức được phép vận chuyển (qua đường hàng không hoặc đường biển).

Một MSDS cần có mộc tròn của công ty sản xuất/ công ty phân phối/ người gửi có vai trò pháp lý. Đó là lý do vì sao một MSDS giả sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp Luật.

Lô hàng kèm theo MSDS sẽ gửi từ các đơn vị đại lý vận chuyển, sau đó chuyển qua DHL, FedEx, TNT, UPS. Tiếp theo Hải quan An ninh hàng không sẽ có trách nhiệm kiểm tra thực tế MSDS và hàng hoá. Nếu sai phạm, người gửi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm. Lô hàng sẽ bị tạm giữ. Sau đó bị yêu cầu lập biên bản, đóng phạt sau đó hàng hoá có thể được trả về hoặc có thể bị huỷ.

Tổng kết

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn một số thông tin về chứng nhận MSDS. Hãy theo dõi website của chúng tôi để mở rộng thêm nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu nhé!

Xem thêm:

Giấy chứng nhận hợp quy là gì? Các sản phẩm hàng hoá phải công bố hợp quy

Vận chuyển hàng cồng kềnh bằng đường hàng không từ TP.HCM đi Chu Lai