Quy trình và thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Canada

Quy trình và thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Canada

Sau đây là quy trình và thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Canada. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ để hoàn tất các thủ tục nhập khẩu Canada, bạn cần phải đăng ký xuất khẩu hàng hóa thành công cũng cần phải trải qua nhiều quy trình thủ tục như sau:

Bước 1: Đăng ký hệ thống hải quan Canada

Bạn cần đăng ký trên hệ thống hải quan của Canada trước khi xuất khẩu hàng hóa. Nhà nhập khẩu cần phải đăng ký một mã số kinh doanh – mã số này sẽ được dùng cho tài khoản nhập khẩu của bạn.

Bước 2: Kiểm tra hàng hóa thuộc diện nào?

Giống như các nước khác trên thế giới thì không phải hàng hóa nào cũng được phép nhập khẩu vào Canada cũng cùng chung một cơ chế nhập khẩu. Nên trước khi nhập khẩu hàng hóa vào Canada, bạn cần phải nắm rõ các điều sau: Liệu hàng hóa có nằm trong danh sách bị cấm nhập khẩu hay không? Liệu hàng hóa có thuộc diện nằm trong danh sách kiểm soát đặc thù và cơ chế kiểm soát hay không?

Bước 3: Phân loại hàng hóa

Bước này bạn cần phân loại (HS) cho hàng hóa. Nó là một bước quan trọng để biết được thuế quan sẽ áp dụng với loại hàng hóa đó. Lưu ý là mỗi nước sẽ áp đặt thống nhất đến 6 số đầu của một mã HS. Thực tế hiện nay các nước thường có khuynh hướng quy định thêm 2 hoặc 4 số vào mã HS tạo ra mã HS có 8 đến 10 số. Để tránh cãi vã dẫn đến những sự việc không mong muốn bạn có thể gửi yêu cầu xác định trước mã hàng hóa.

Bước 4: Xác định các loại thuế

Sau khi phân loại hàng hóa bạn cần phải xác định được các loại thuế phí. Ở Việt Nam có 3 lựa chọn về thuế quan: thuế MFN, thuế GPT, thuế CPTPP. Mỗi loại thuế sẽ tương ứng với điều kiện hưởng với các mức thuế nhất định.

Bước 5: Thông quan

Sau khi hoàn tất các giấy tờ, hàng hóa vận chuyển của bạn sẽ được thông quan theo các cách thức sau:

Cách 1: Được thông quan sau khi hoàn tất, thanh toán các loại thuế phí.
Cách 2: Được thông quan trước khi hoàn tất, thanh toán các loại thuế phí.

Nhập khẩu hàng hóa từ Canada về Việt Nam

Thuế và lệ phí nhập khẩu Canada

Các bước được đề cập ở trên là quy trình thủ tục nhập khẩu Canada cần phải làm nếu bạn muốn hàng hóa của mình được đi thuận lợi. Chắc hẳn bạn cũng đang tò mò, muốn hiểu kĩ hơn về các loại thuế cũng như là lệ phí nhập khẩu đúng không? Bạn đừng vội chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp liền ngay bây giờ.

Đối với thuế sẽ được chia làm 3 loại:

Thuế MFN

Thuế MFN là loại thuế được Canada áp dụng đối với hàng hóa đến từ các nước WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới – World Trade Organization). Mức thuế sẽ do Canada quyết định và phải tuân thủ các cam kết trong WTO ban hành. Việt Nam là một trong những nước thuộc tổ chức này nên bạn sẽ được hưởng mức thuế tương đương mà không cần đáp ứng bất kì điều kiện nào.

Thuế GPT

Thuế này được Canada rất ưu đãi vì đây là mức thuế dành cho các nước kém hoặc đang trên đà phát triển. Nó là tên gọi riêng mà Canada dùng để gọi. Đối với mức thuế cũng như các điều kiện cũng sẽ do đất nước này quyết định ban hành ra. Bạn biết đấy những gì càng được ưu đãi cùng song hành với nó là hàng hóa phải đúng ứng đầy đủ các nhu cầu cũng như quy định kiểm tra khá nghiêm ngặt.

Thuế CPTPP

Thuế CPTPP cũng là một loại thuế ưu đãi dành cho các thành viên CPTPP (được viết tắt của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương). Dĩ nhiên mức thuế này cũng sẽ cho Canada quyết định. Muốn áp dụng được thuế này thì phải tuân thủ những cam kết đã được thống nhất trong CPTPP về quy tắc, quy định xuất nhập khẩu. Nước ta và Canada đều nằm trong Hiệp định này nên sẽ được hưởng những quyền lợi cũng như các ưu đãi về thuế miễn sao chúng ta đáp ứng đủ các quy tắc chung về xuất xứ của CPTPP.

Nếu bạn muốn so mức thuế nào cao hơn thì sẽ không có câu trả lời chính xác. Tùy theo từng thời điểm mà các thuế sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Vì vậy bạn chỉ cần tra cứu cụ thể các mức thuế trước nên ưu tiên thuế MFN. Sau khi tra xong ta thấy thuế này không có lợi so với các thuế khác thì hãy tra lại về quy tắc xuất xứ để được nhận thêm ưu đãi.

Đối với lệ phí nhập khẩu: hầu hết hàng hóa khi được nhập vào đất nước này đều phải chịu thuế GST (thuế hàng hóa và dịch vụ) liên bang, tính theo tỷ lệ 5% giá trị đã được nộp thuế của lô hàng đó.

Dán nhãn hàng hoá nhập vào Canada - HVNCLC

Tiếp nhận và xử lý hàng hóa tại cửa khẩu

Bạn có tò mò khi thủ tục nhập khẩu Canada hoàn tất và hàng hóa được thông quan sẽ được xử lý như thế nào không? Để chúng tôi sẽ cung cấp một vài thông tin để bạn nắm được hàng hóa sẽ được tiếp nhận và xử lý tại cửa khẩu ra sao? Liệu hàng hóa vẫn được đảm bảo hay không? Sau khi hàng hóa được vận chuyển đến nhân viên hải quan sẽ kiểm tra, xác nhận và đánh giá giá trị hàng hóa. Nếu hàng hóa không đáp ứng các yêu cầu và quy định được đưa ra thì sẽ bị từ chối. Nó sẽ được chia thành hai trường hợp:

Từ chối tạm thời: khi thông tin khai báo không trùng khớp với giấy tờ đã cung cấp trước đó và hàng hóa của bạn sẽ được giữ lại đến khi đơn hàng được giải quyết.
Từ chối vĩnh viễn: nếu bạn cung cấp thông tin sai sự thật quá nghiêm trọng hoặc định giá hàng hóa quá thấp nhằm làm giảm giá thuế phải nộp,… thì hàng hóa của bạn có thể bị trả về nước và bị cấm nhập khẩu vĩnh viễn hoặc có thể bị tiêu hủy bởi cơ quan chính phủ Canada.

Kiểm tra và thông quan hàng hóa sau khi hoàn tất thủ tục nhập khẩu Canada

Đối với các nước phát triển, việc làm thủ tục nhập khẩu đã khó khăn thì khi lô hàng được thông quan tiếp nhận và xử lý hàng hóa tại cửa khẩu là cũng không dễ dàng, hàng hóa sẽ được trải qua khá nhiều quy trình kiểm tra nghiêm ngặt dựa trên nhiều tiêu chí như kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu, kiểm tra kết quả đánh giá nhãn hàng hóa cũng như các tài liệu phải đi kèm theo sản phẩm, đóng gói sản phẩm có đạt chuẩn hay không, kiểm tra hàng hóa có bị giả mạo hay không, kiểm tra quy định an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu hàng hóa được đánh giá đủ điều kiện, sẽ được thông quan và xuất khẩu đến Canada.

Thanh toán các khoản phí và tiền thuế

Khi hoàn tất được các thủ tục nhập khẩu bạn cũng đừng quên thanh toán các khoản phí và tiền thuế vào tài khoản của Bộ Tài chính của Canada trước khi hàng hóa được giao nhận đến địa chỉ của bạn. Nếu bạn nộp thuế quá hạn sẽ không được thông quan hoặc hàng hóa sẽ bị chậm trễ không như dự tính ban đầu.
Nhập khẩu hàng hóa đi Canada là một quá trình phức tạp và đòi hỏi người xuất khẩu phải hiểu biết và cần tuân thủ các quy định và thủ tục nhập khẩu từ phía Canada. Tuy nhiên, việc xuất khẩu hàng hóa đến thị trường Canada mang lại lợi ích kinh tế cao và tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho các nhà xuất khẩu. Long Hưng Phát hy vọng sẽ đem lại được những thông tin hữu ích, cần thiết giúp bạn nhanh chóng giải quyết được vấn đề về thủ tục nhập khẩu hàng hóa Canada một cách nhanh chóng hiệu quả.

Ở trên là quy trình và thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Canada, hy vọng sẽ đem lại được những thông tin hữu ích, cần thiết giúp bạn nhanh chóng giải quyết được vấn đề về thủ tục nhập khẩu hàng hóa Canada một cách nhanh chóng hiệu quả.