Thủ tục nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh và tái sinh

Hạt nhựa hiện nay đang ngày càng phổ biến với nhiều công dụng khác nhau. Do đó nhu cầu nhập khẩu hạt nhựa của nhiều quốc gia trên thế giới cũng khá phát triển. Cùng Vietcert tìm hiểu thủ tục nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh và tái sinh về Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa hạt nhựa

Ngày nay, bạn có thể tìm thấy nhựa ở bất kỳ đâu, từ các vật dụng cơ bản trong ngôi nhà của mình, các loại bao bì thùng đựng hay các chi tiết phụ tùng, linh kiện của máy móc kỹ thuật…

Đi kèm với tính phổ biến của loại chất liệu nhựa là sự sôi động của ngành công nghiệp chế biến, tạo ra các sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào là hạt nhựa.

Phân loại hạt nhựa tương đối phức tạp, người ta cần dựa vào thành phần hóa học và đặc tính kỹ thuật ví dụ như: nhựa PP (Polypropylene), nhựa PE (Polyethylene), nhựa HDPE (High-density polyethylene). Tuy nhiên, để phổ thông hơn, cũng có thể dựa vào nguồn gốc để phân thành hạt nhựa nguyên sinh và hạt nhựa tái sinh.

Thủ tục nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh và tái sinh
Thủ tục nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh và tái sinh

Chính sách mặt hàng

Về cơ bản, cả 2 loại hạt nhựa nguyên sinh và tái sinh đều không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu, vì thế doanh nghiệp có thể mở tờ khai nhập khẩu bình thường.

Tuy nhiên, thực tế khi thực hiện nhập khẩu thì hàng hạt nhựa nguyên sinh là một mặt hàng khá đơn giản, thông quan nhanh và dễ dàng hơn nhiều so với hàng nhựa tái sinh.

Việc phân loại hạt nhựa tái sinh phải căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu, tài liệu kỹ thuật (nếu có) và có thể đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Trung tâm phân tích phân loại xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã HS đối với hàng hóa nhập khẩu.

Mã HS của mặt hàng hạt nhựa

Đối với hạt nhựa nguyên sinh, việc áp mã HS không quá phức tạp (thuộc nhóm từ 39.01 đến 39.14 trong phân chương I của chương 39) và thuế nhập khẩu thường ở mức 5% và VAT là 10%.

Đối với hạt nhựa tái sinh, như đã nêu ở trên, doanh nghiệp  cần dựa vào kết quả giám định của Hải quan để áp mã đúng nhất (thuộc nhóm từ 39.15 đến 39.26 trong phân chương II của chương 39).

Nếu có thắc mắc trong việc áp mã HS cho lô hàng của mình, bạn có thể liên lạc cho tôi để được tư vấn cụ thể nhất.

Nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh và tái sinh

Đối với hạt nhựa thì căn cứ vào thông tin trên bộ chứng từ thương mại, bạn sẽ phải khai báo cho hải quan nhập khẩu các thông tin, thủ tục theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện đang được tạo điều kiện cho người nhập khẩu bằng cách thực hiện qua các phần mềm hải quan điện tử, tức là sử dụng mạng internet để khai và truyền dữ liệu.

Sau khi tờ khai đã được hoàn thành dưới dạng phần mềm, bạn cần in tờ khai cùng một bộ hồ sơ chứng từ có đầy đủ các loại giấy tờ để đem đến các chi cục hải quan để đăng ký tờ khai.

Tùy theo kết quả từng tờ khai được phân luồng nào mà xác định công việc tiếp theo gồm những khâu gì. Có tổng cộng 3 luồng, đó là luồng xanh, luồng đỏ và luồng vàng. Đối với luồng xanh bạn chỉ cần thanh lý tờ khai, luồng vàng mang hồ sơ giấy cho hải quan kiểm tra và luồng đỏ vừa kiểm tra hồ sơ giấy vẫn phải đồng thời xem xét hàng hóa thực tế.

Chính sách nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh

Chính sách nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh: Dựa vào những đặc điểm của mình, hạt nhựa nguyên sinh không thuộc các danh mục hàng cấm nhập khẩu hay phải xin phép nhập khẩu. Đặc biệt là cũng không phải trải qua bất cứ một kiểm tra chuyên ngành nào khác.

Chính sách thuế nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh: Cần phải quan tâm đến mã HS của hạt nhựa nguyên sinh. Mã này thuộc phân chương 1 của chương 39 có mã HS thuộc 3901 đến 3914 tùy vào từng chủng loại

Chính sách nhập khẩu hạt nhựa tái sinh

Chính sách nhập khẩu hạt nhựa tái sinh: Theo quy định cụ thể, hạt nhựa tái sinh không thuộc vào mục 3915 Danh mục các mặt hàng nhập khẩu theo thông tư số 41/2015/TT-BTNMT). Do đó, việc nhập khẩu hạt nhựa tái sinh sẽ phụ thuộc vào căn cứ hàng thực tế và giám định tại trung tâm phân tích phân loại của Hải quan.

Chính sách thuế nhập khẩu của hạt nhựa tái sinh: Cần phải quan tâm đến mã HS của hạt nhựa nguyên sinh. Mã này thuộc phân chương 1 của chương 39 có mã HS thuộc 3901 đến 3914 tùy vào từng chủng loại.

Thủ tục nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh và tái sinh
Thủ tục nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh và tái sinh

Hồ sơ hải quan nhập khẩu hạt nhựa tái sinh và nguyên sinh

Khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu hạt nhựa tái sinh, bạn nên thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ pháp lý:

Hồ sơ liên quan đến việc làm thủ tục bao gồm:

Bộ chứng từ:

– Hợp đồng thương mại (Commercial Contract)

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

– Phiếu đóng gói (Packing list)

– Vận tải đơn (Bill of Lading)

– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( Certificate of Origin) nếu có

– Tờ khai hải quan

Hồ sơ đi kèm:

– Xin Giấy phép nhập khẩu:  Đối với mặt hàng này, các doanh nghiệp xin giấy phép nhập khẩu liên quan đến mặt hàng tại Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BTC-BTNMT): Gồm 01 bản chính

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế: Gồm 01 bản sao có xác nhận và chứng thực.

– Một trong các hồ sơ sau: Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy xác nhận hoặc Thông báo chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt hoặc Giấy xác nhận Đề án bảo vệ môi trường: Gồm 01 bản sao có xác nhận và chứng thực.

– Kết quả giám sát chất lượng môi trường của cơ sở sản xuất trong vòng 06 tháng tính đến ngày đề nghị cấp Giấy chứng nhận: Gồm 01 bản sao có xác nhận và chứng thực. nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh và tái sinh

Bước 1: Nộp hồ sơ và làm thủ tục hải quan nhập khẩu hạt nhựa tái sinh với cơ quan hải quan

Căn cứ vào các thông tin trên bộ chứng từ, lập tờ khai hải quan theo mẫu và phụ lục tờ khai (nếu có).

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể kê khai thông tin thông qua hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử.

Sau khi hoàn thành thì nộp cho cơ quan hải quan để đăng ký tờ khai hải quan. Khi hoàn thành, sẽ phân luồng tờ khai để kiểm tra thực tế lô hàng theo mức độ. Doanh nghiệp sẽ nộp các khoản phí và lệ phí liên quan để hoàn thành việc thông quan hàng hoá nhập khẩu.

Bước 2: Sau khi thông quan thì liên hệ với bên vận tải kéo hàng về kho hàng.

Một số lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu

Có một vài lưu ý khi thực hiện nhập khẩu hàng hạt nhựa:

Đầu tiên, bạn cần xác định được rõ loại hàng mà mình nhập về là thuộc nhóm nguyên sinh hay tái sinh. Bởi 2 loại này có hơi khác nhau về chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu.

Thứ hai, cần nhắc xin C/O hợp lệ nếu hàng nhập về từ các nước có thỏa thuận kinh tế FTA với Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN,…

Thứ ba, hạt nhựa thường được đóng vào các loại bao 25kg, 30kg, 50kg,… và bạn cần chủ động phương án dỡ hàng đối với kho của mình, nếu có thể bố trí dỡ bằng xe nâng thì nên yêu cầu bên bán đóng vào các pallet hoặc nếu dỡ hàng bằng tay thì đóng các loại bao cỡ nhỏ…

Trên đây là toàn bộ thủ tục nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh và tái sinh. Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy bổ ích nhé!

Tham khảo một số bài viết khác:

Giấy phép nhập khẩu tự động

Những thủ tục an ninh cần biết khi xuất khẩu hàng đi Mỹ