Thủ tục nhập khẩu máy tính để bàn

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin thì máy tính trở nên rất phổ biến. Trên thị trường có rất nhiều các loại máy tính khác nhau từ máy tính bàn đến máy tính xách tay. Theo quy định của pháp luật thì khi muốn đưa số lượng lớn máy tính bàn từ nước ngoài về thị trường trong nước thì phải thực hiện thủ tục nhập khẩu máy tính.

Vậy quy trình nhập khẩu máy tính bàn là như thế nào? Thủ tục hải quan ra sao? Hãy cùng Vietcert tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

  1. Căn cứ pháp lý – Thủ tục nhập khẩu máy tính để bàn

  • Luật quản lý chất lượng 05/2007/QH12
  • Nghị định 132/2008/NĐ-CP sửa đổi bởi nghị định 74/2018/NĐ-CP
  • Thông tư 04/2018/TT-BTTTT
  • Công văn 2765/BTTTT-CVT ngày 21/08/2018
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bởi thông tư 39/2018/TT-BTC
  • Thông tư 30/2011/TT-BTTTT
  • Quyết định 3482/QĐ-BKHCN năm 2017 có ban hành kèm theo “Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ”.Tuy nhiên máy tính để bàn không thuộc danh mục này. Không phải thực hiện thủ tục Kiểm tra nhà nước về chất lượng trước khi thông quan.
  1. Nhập khẩu máy tính để bàn phải công bố hợp quy?

Thông tư 04/2018/TT-BTTTT thì mặt hàng máy tính cá nhân để bàn (desktop) thuộc “Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy khi nhập khẩu”.

Cụ thể tại Phụ lục II: Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành CNTT&TT bắt buộc phải công bố hợp quy. Máy tính để bàn sẽ áp dụng theo TCVN 7189:2009.

Tuy nhiên nếu doanh nghiệp nhập khẩu về để chính doanh nghiệp sử dụng (phục vụ cho mục đích của mình) thì không phải công bố hợp quy theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 30/2011/TT-BTTTT, được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2018/TT-BTTTT.

  1. Phải dán nhãn năng lượng màn hình máy tính?

Theo Quyết định 04/2017/QĐ-TTg thì mặt hàng màn hình máy tính phải được dán nhãn năng lượng và kiểm tra hiệu suất năng lượng theo các TCVN hiện hành.

Thủ tục nhập khẩu máy tính để bàn
Thủ tục nhập khẩu máy tính để bàn
  1. Thủ tục nhập khẩu.

Để tiến hành thông quan lô hàng máy tính xách tay nhập khẩu, các đơn vị, doanh nghiệp cần tiến hành theo quy trình sau:

Bước 1: Khai báo hải quan và tiến hành xuất trình hồ sơ hải quan, đồng thời xuất trình thực tế hàng hoá nếu có cho cơ quan hải quan. 

Bước 2: Các công chức hải quan có nhiệm vụ tiến hành xem xét và thông quan hàng hoá cho người khai hải quan.

Toàn bộ quy trình được thực hiện trực tuyến trên cổng thông tin một cửa quốc gia.

Hồ sơ trình hải quan bao gồm:

  • Tờ khai hàng hoá nhập khẩu.
  • Hoá đơn thương mại, 1 bản sao.
  • Vận đơn (Bill of Lading), 1 bản sao.
  • Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan chuyên ngành hoặc giấy miễn kiểm tra.
  • Tờ khai trị giá.
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá.

Đối tượng thực hiện làm thủ tục: Cá nhân hoặc đại diện tổ chức.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục hải quan.

Các loại hồ sơ cần chuẩn bị

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu máy tính để bàn, cần chuẩn bị hồ sơ là điều cần thiết. Đây được xem là yếu tố then chốt cho cả một quá trình thực hiện. Nếu hồ sơ chuẩn bị không đảm bảo có thể ảnh hưởng đến việc nhập khẩu sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó việc chuẩn bị hồ sơ cần đáp ứng tiêu chuẩn đề ra.

  • Một số chứng từ khác (Nếu có)
  • Hồ sơ bổ sung:
  • Giấy chứng nhận chất lượng
  • Giấy chứng nhận CFS
  • Ảnh hoặc bản mô tả
  • Mẫu nhãn nhập khẩu. Hoặc mẫu nhãn phụ (Áp dụng khi nhãn chính chưa đáp ứng đủ nội dung theo quy định)
  • Hồ sơ tự đánh giá:
  • Kết quả tự đánh giá phù hợp
  • Tài liệu kỹ thuật sản phẩm
  • Kết quả đo kiểm
  • Nhãn hàng hóa.
  1. Thuế nhập khẩu mặt hàng máy tính để bàn

Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%

Thuế giá trị gia tăng: 10%

Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt:

  • ACFTA (ASEAN – TRUNG QUỐC) – 0% theo Nghị định 153/2017/NĐ-CP
  • ATIGA (ASEAN – VIỆT NAM) – 0% theo Nghị định 156/2017/NĐ-CP
  • AANZFTA (ASEAN – ÚC – NEW ZEALAND) – 0% theo Nghị định 158/2017/NĐ-CP
  • AIFTA (ASEAN – ẤN ĐỘ) – 0% theo Nghị định 159/2017/NĐ-CP
  • VJEPA (VIỆT NAM – NHẬT BẢN) – 0% theo Nghị định 155/2017/NĐ-CP
  • AJCEP (ASEAN – NHẬT BẢN) – 0% theo Nghị định 160/2017/NĐ-CP
  • AKFTA (ASEAN – HÀN QUỐC) – 0% theo Nghị định 157/2017/NĐ-CP
  • VKFTA (VIỆT NAM – HÀN QUỐC) – 0% theo Nghị định 149/2017/NĐ-CP

Trên đây là tất tần tật thủ tục nhập khẩu máy tính để bàn. Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy bổ ích nhé!

Tham khảo thêm một số bài viết khác:

Thủ tục xuất khẩu cà phê Việt Nam

Chuyển cà phê phin đi Hàn Quốc nhanh chóng