Thủ tục và quy trình đạt chứng nhận GlobalGAP

Thủ tục và quy trình đạt chứng nhận GlobalGAP

1.Các bước đạt chứng nhận GlobalGAP

Bước 1: Tìm hiểu về tiêu chuẩn GlobalGAP

Lãnh đạo, các nhân sự liên quan cần có nhận thức về tiêu chuẩn GlobalGAP: bản chất, các yêu cầu… bằng cách tìm hiểu các tài liệu tiêu chuẩn GlobalGAP hoặc thuê tổ chức tư vấn, đào tạo GlobalGAP chuyên nghiệp.

Bước 2: Thực hiện tự đánh giá và hành động khắc phục (nếu có)

Tìm đơn vị tư vấn GlobalGAP chuyên nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tự đánh giá, khắc phục cũng như chuẩn bị cho việc kiểm tra/đánh giá chính thức.

Bước 3: Tìm kiếm đơn vị/tổ chức có khả năng đánh giá chứng nhận GlobalGAP.

GlobalGAP sử dụng các cơ quan chứng nhận bên thứ ba độc lập để đánh giá việc tuân thủ các tiêu chuẩn toàn diện của họ. GlobalGAP yêu cầu các trang trại, vùng trồng, nhà sản xuất nguyên liệu thô, cơ sở chế biến, cơ sở sản xuất sản phẩm đóng gói, nhà bán lẻ, cơ sở dịch vụ thực phẩm phải tuân thủ các quy trình trong chuỗi hành trình sản phẩm đã xác định.

Với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn trọn gói, đơn vị tư vấn sẽ giới thiệu luôn tổ chức đánh giá chứng nhận uy tín cho doanh nghiệp.

Bước 4: Đánh giá chứng nhận

  1. Đăng ký chứng nhận với tổ chức chứng nhận được công nhận.
  2. Tổ chức chứng nhận sẽ lên lịch đánh giá.
  3. Đánh giá chính thức
  4. Hoàn thành các hành động khắc phục

Bước 5: Nhận và duy trì chứng nhận

Khi doanh nghiệp tuân thủ thành công các yêu cầu của tiêu chuẩn, doanh nghiệp sẽ nhận được chứng chỉ GlobalGAP cho phiên bản và phạm vi liên quan.

Áp dụng GlobalGAP

2.Chi phí chứng nhận GlobalGAP

Chi phí để có được chứng chỉ GLOBAL GAP được xác định bởi quy mô của một doanh nghiệp. Chi phí của chứng nhận thực hành tốt nông nghiệp toàn cầu khác nhau tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp của bạn và các chi tiết khác. 

Có các khoản chi phí cần thiết để được cấp giấy chứng nhận Global GAP, đó là:

  • Chi phí tư vấn triển khai áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP
  • Chi phí đăng ký chứng nhận lần đầu
  • Chi phí chứng nhận hàng năm (Trả cho tổ chức chứng nhận)

Phí đăng ký và phí hàng năm là các chi phí cố định được quy định bởi từng tổ chức chứng nhận. Ngoài ra, chúng ta còn có các khoản phí cho quá trình triển khai, đánh giá như: mua sắm thiết bị, đào tạo….

 

3.Các yêu cầu trong tiêu chuẩn đánh giá GlobalGAP

  • Đảm bảo nguồn đất phải được cải tạo, làm sạch trước khi thực hiện canh tác. Hệ thống nước tưới cần đảm bảo phải sạch sẽ không bị ô nhiễm.
  • Độ an toàn, nguồn gốc xuất xứ phải rõ ràng, đặc biệt là giống cây trồng phải được chọn lựa kỹ càng đảm bảo sạch bệnh và có chất lượng tốt nhất. Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra nguồn gốc giống cây trồng ngay từ ban đầu sẽ giúp cho năng suất sau này tăng cao hơn và không mắc bệnh hại sau này.
  • Một trong các yêu cầu của tiêu chuẩn Global GAP là hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi canh tác các và các loại phân bón, để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nông nghiệp đối với môi trường xung quanh và duy trì tuổi thọ đất nông nghiệp.
  • Trong canh tác chỉ được phép sử dụng những loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục được cho phép sử dụng. Hiện nay, vẫn rất khuyến cáo các nông trại sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ để đảm bảo an toàn cho người lao động, người sử dụng sản phẩm và không gây hại đến môi trường.

  • Để áp dụng tốt Global GAP thì cần quan tâm vào việc đầu tư nguồn giống tốt. Song song với đó trong cả quá trình nuôi trồng thì nông trại cần phải ghi chép về toàn bộ quá trình của chuỗi thực hành sản xuất. Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại từng công đoạn sản xuất, chế biến và hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển sản phẩm Global GAP.
  • Đảm bảo những tiêu chuẩn về “Hệ thống quản lí chất lượng” (QMS), “Quản lí dịch hại tổng hợp” (IPC), “Quản lí cây trồng tổng hợp” (ICM), và “Hệ thông phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn” (HACCP).

tieu-chuan-global-gap-la-gi

4.Lợi ích của việc áp dụng và xin chứng nhận GlobalGAP

  1. Tăng giá trị cho sản phẩm bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn GLOBALG.A.P được công nhận trên toàn cầu.
  2. Giảm thiểu rủi ro về an toàn thực phẩm
  3. Tiếp cận các thị trường tiềm năng. Không quá lời khi nói GlobalGAP là tấm vé đưa nông sản ra thị trường quốc tế.
  4. Nâng cao hiệu quả quản lý
  5. Tiết kiệm chi phí bằng cách giảm số lần kiểm tra và đánh giá tại cơ sở.
  6. Tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe và an toàn của người lao động
  7. Hưởng nhiều quyền lợi từ sự công nhận toàn cầu
  8. Tiếp cận nguồn tài chính và thị trường vốn một cách an toàn. Hưởng lợi từ việc kết nối với các giải pháp chuỗi cung ứng sáng tạo.