Tiêu chuẩn GlobalGAP

Table of Contents

Tiêu chuẩn GlobalGAP

GlobalGAP là gì?

GLOBALGAP là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practice). Với mục tiêu tiên quyết tạo nên nền nông nghiệp an toàn và bền vững toàn cầu, các tiêu chuẩn GLOBALGAP được xây dựng nhằm chuẩn hóa quy trình sản xuất nông nghiệp trong 3 lĩnh vực:

  • Trồng trọt
  • Chăn nuôi
  • Thủy sản

Yêu cầu của GlobalGAP

GlobalGAP đặt ra yêu cầu đối với hệ thống chất lượng của nhà sản xuất chính. Để đủ điều kiện hoặc được chứng nhận theo GlobalGAP, nhà sản xuất phải đáp ứng các hướng dẫn đã thiết lập trong các lĩnh vực:

  • An toàn thực phẩm
  • Truy xuất nguồn gốc của sản phẩm
  • Phúc lợi của động vật
  • Sức khỏe, sự an toàn và phúc lợi của nhân viên
  • Giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
  • Giảm thiểu các chất bổ sung hóa chất nông nghiệp và dược phẩm

GlobalGAP bao gồm

  1. Tiêu chuẩn GlobalG.A.P dành cho trang trại đảm bảo tích hợp (IFA): bao gồm các Thực hành Nông nghiệp Tốt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và làm vườn. Nó cũng bao gồm các khía cạnh bổ sung của chuỗi cung ứng và sản xuất thực phẩm như Quy trình Giám sát Nguồn gốc và Sản xuất Thức ăn hỗn hợp.

  2. Tiêu chuẩn GLOBALG.A.P dành cho cây trồng để chế biến (CfP): tiêu chuẩn dành cho các loại cây trồng dự kiến ​​sẽ được đông lạnh, làm nước trái cây, được sử dụng để chế biến các bữa ăn nấu sẵn…Nó khá giống với IFA trồng trọt nhưng khác ở cách tiếp cận dựa trên rủi ro đối với an toàn thực phẩm và các quy tắc đánh giá.

  3. Tiêu chuẩn GLOBALG.A.P Vận chuyển Gia súc:Phúc lợi dành cho động vật trong quá trình vận chuyển từ trang trại đến trang trại và từ trang trại đến nơi giết mổ là rất quan trọng.

  4. Tiêu chuẩn GLOBALG.A.P Quy trình Giám sát Nguồn gốc (CoC): Xác định trạng thái sản phẩm của đơn vị được chứng nhận trong toàn bộ quá trình, từ trang trại đến nhà bán lẻ. Nó đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt đối với việc xử lý các sản phẩm được chứng nhận và sự phân biệt phù hợp giữa sản phẩm được chứng nhận và không được chứng nhận trong các đơn vị vận hành chế biến.

  5. Tiêu chuẩn GLOBALG.A.P An toàn Hài hòa Sản phẩm (HPSS): Một phiên bản Sáng kiến ​​An toàn Thực phẩm Toàn cầu(GFSI) của Combined Harmonized Standards từ United Fresh, với tính toàn vẹn được hỗ trợ bởi GLOBALG.A.P.

  6. Tiêu chuẩn GLOBALG.A.P sản xuất thức ăn hỗn hợp (CFM): Xác định các điểm kiểm soát và tiêu chí tuân thủ để đảm bảo chất lượng trong sản xuất, cung cấp, mua nguyên liệu và thành phần thức ăn cho thức ăn hỗn hợp.

Lợi ích của việc áp dụng và xin chứng nhận GlobalGAP

  • Tiêu chuẩn Global G.A.P. giúp tăng giá trị sản phẩm vì nó tương ứng với bộ tiêu chuẩn quốc tế
  •  Mở rộng thị trường, đa dạng hóa khách hàng, như cung cấp phân phối trong và ngoài nước.
  • Giảm thiểu rủi ro liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm khi được chứng nhận theo tiêu chuẩn Global G.A.P.
  • Cải tiến quy trình sản xuất và quản lí nông nghiệp
  • Gây dựng niềm tin với khách hàng trong loại hình kinh doanh thương mại điện tử (B2B)
  • Lợi ích của người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Global G.A.P.
  • Tiếp cận đến nguồn thực phẩm sạch và chất lượng
  • Bảo đảm sức khỏe với các loại thực phẩm đạt tiêu chuẩn toàn cầu
  • Có thể truy xuất được nguồn gốc sản xuất của các sản phẩm đạt chuẩn Global G.A.P.

Cách kiểm tra sản phẩm đạt tiêu chuẩn GLOBALGAP

Hiện nay người tiêu dùng hoàn toàn có thể kiểm tra các loại sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn Global Gap trên thị trường. Đối với các sản phẩm đã được chứng nhận, khách hàng sẽ bắt gặp dãy 13 chữ số (GGN) trên bao bì. Để nhanh chóng truy xuất nguồn gốc của nhà cung ứng, khách hàng có thể nhập dãy kí tự vào hệ thống GLOBALGAP database

Nhu cầu tăng cao đối với sản phẩm sạch xuất phát từ thực trạng người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe bản thân và gia đình cùng với nỗi trăn trở về thực phẩm bẩn. Do đó, việc ứng dụng các hệ thống, quy trình để đảm bảo chất lượng thực phẩm phẩm ở các trang trại đang được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm.

Khi mà trong quy trình sản xuất cây trồng thường sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và các loại hóa chất để đạt được năng suất cao hơn, thì Global GAP là giải pháp tối ưu cho quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn với chất lượng đồng nhất.

Ở Việt Nam chúng ta có tiêu chuẩn VIETGAP khá phổ biến đối với nhà sản xuất có chi phí thấp. Tuy nhiên, mức độ kiểm tra an toàn, chất lượng sản phẩm đối với VietGap không quá nghiêm ngặt. Còn tiêu chuẩn GOBALGAP là tiêu chuẩn quốc tế nên sẽ có yêu cầu và kiểm tra khắt khe hơn trong việc giám sát an toàn thực phẩm. Cùng với vai trò và trách nhiệm của người nông dân đối với sản phẩm.