Không những con người mà vật nuôi cũng bị trúng độc Aflatoxin, làm ảnh hưởng đến nguồn kinh tế của các hộ chăn nuôi. Vậy Aflatoxin là gì?
Khái niệm
Aflatoxin (tên đầy đủ là Aspergillus flavus toxins) là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus, là một loại nấm mốc, đáng chú ý nhất là Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus.
Các Dạng Aflatoxin và chuyển hóa của chúng
Có ít nhất 13 dạng Aflatoxin khác nhau có trong tự nhiên. Aflatoxin B1 được coi là dạng độc nhất và được sản sinh bởi Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Aflatoxin G1 và G2 chỉ được sinh ra từ A. parasiticus. Sự có mặt của Aspergillus trong các sản phẩm thực phẩm không phải lúc nào cũng là chỉ thị về mức Aflatoxin có hại mà nó biểu thị cho rủi ro đáng kể khi sử dụng , thực phẩm nói chung, TACN nói riêng.
Aflatoxin M1, M2 thường được phát hiện trong sữa của bò được cho ăn bởi các loại hạt bị nhiễm nấm mốc. Các độc tố này là sản phẩm của một quá trình chuyển hóa trong gan động vật. Tuy nhiên, Aflatoxin M1 cũng có mặt trong sản phẩm lên men bởi Aspergillus parasiticus.
- AflatoxinB1 & B2: được sinh ra bởi Aspergillus flavus và A. parasiticus.
- AflatoxinG1 & G2: được sinh ra bởi Aspergillus parasiticus.
- AflatoxinM1: chất chuyển hóa của Aflatoxin B1 trên người và động vật (trong sữa mẹ có thể phơi nhiễm tới mức nanogam).
- AflatoxinM2: chất chuyển hóa của aflatoxin B2 trong sữa của bò được cho ăn thức ăn nhiễm aflatoxin.
- Aflatoxicol.
Nguyên nhân nhiễm độc
Bệnh do độc tố Aflatoxin, độc tố này do nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus sản sinh ra, có mặt nhiều ở ngô, lạc và một vài loại hạt khác có chứa dầu. Aflatoxin không chỉ là độc tố nấm mốc gây nhiễm độc, rối loạn chức năng, suy giảm miễn dịch, thoái hóa gan thận mà còn gây chết gia súc trong trường hợp nhiễm hàm lượng lớn độc tố. Đặc biệt khi các nguyên liệu này không được bảo quản tốt, có độ ẩm cao.
Triệu chứng của vật nuôi
Con vật đột nhiên bỏ ăn uống, các cử động bị rối loạn, bước đi loạng choạng, thân nhiệt không tăng. Chảy dãi, lưỡi thè ra ngoài, con vật không nuốt hoặc khó nuốt . Triệu chứng thần kinh thấy rõ như: cơ toàn thân hay cục bộ run rẩy, đứng lì một chỗ, đầu gục xuống, có khi như điên cuồng. Sau mỗi cơn điên cuồng gia súc lại rơi vào trạng thái ức chế, quá trình đó thay nhau xuất hiện. Con vật vận động không định hướng (quay tròn, lăn lộn trên đất, mồm chúi xuống đất …), có khi cơ cổ co cứng, nghiêng về một bên. Gia súc bệnh chết nhanh và tỷ lệ chết cao.
Điều trị
Nguyên tắc: Ngừng hoặc nhanh chóng loại bỏ những thức ăn có nấm mốc, tăng cường bảo hộ khi con vật có triệu chứng trúng độc.
Loại bỏ thức ăn nghi mốc, sau đó dùng thuốc tẩy để loại trừ thức ăn trong đường tiêu hóa. Cho uống than hoạt tính hoặc nước hồ để hấp thụ chất độc và bảo vệ miên mạc ruột.
Tiêm dung dịch glucose ưu trương vào tĩnh mạch hoặc nước muối ưu trương 10%, liều 150 ml (2-3 ngày tiêm một lần) vào tĩnh mạch, sau 1 giờ tiêm urotropin 10%, liều 100 ml vào tĩnh mạch. Tăng cường trợ tim, trợ lực bằng cafein, long não.
Phòng bệnh
Chú ý phơi và bảo quản thức ăn, nguyên liệu thức ăn đúng quy trình. Kiểm tra thức ăn trước khi cho gia súc ăn. Ngô, bột sắn và những thức ăn bị nấm mốc tuyệt đối không cho gia súc ăn.
Tổng kết
Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn một số thông tin về Trúng độc Aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi (TACN). Hãy theo dõi website của chúng tôi để mở rộng thêm nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu nhé!
Xem thêm:
Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi truyền thống
Thủ tục nhập khẩu máy tính để bàn