Cấu trúc, yêu cầu và quy trình chứng nhận ISO 22000:2018

Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 22000:2018

Cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn ISO 22000 là gì? Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 sử dụng cấu trúc bậc cao (HLS) tương thích với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ISO khác như ISO 9001:2015, ISO 14001:2015. Cụ thể, nội dung của tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ được triển khai theo cấu trúc gồm 10 phần là:

  • Điều khoản 1. Phạm vi áp dụng
  • Điều khoản 2. Tài liệu viện dẫn
  • Điều khoản 3. Thuật ngữ & định nghĩa
  • Điều khoản 4. Bối cảnh của tổ chức
  • Điều khoản 5. Lãnh đạo
  • Điều khoản 6. Hoạch định
  • Điều khoản 7. Hỗ trợ
  • Điều khoản 8. Thực hiện
  • Điều khoản 9. Đánh giá kết quả thực hiện
  • Điều khoản 10. Cải tiến

Cấu trúc bậc cao này cho phép doanh nghiệp có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của mình một cách độc lập. Hoặc tối ưu khả năng vận hành và kiểm soát an toàn thực phẩm bằng kết hợp với các hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 hay hệ thống quản lý an toàn môi trường ISO 14001.

ISO thực phẩm 22000 cũng có những nội dung chính bắt đầu từ điều khoản 4 đến điều khoản 10. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000 triển khai bằng việc bắt đầu nghiên cứu bối cảnh của tổ chức. Sau đó đến vai trò của lãnh đạo. Tiếp theo là hoạch định chính là chữ P trong PDCA. Điều khoản 7 là hỗ trợ để thực hiện. Điều khoản 8, 9, 10 tương ứng với các chữ còn lại D, C, A trong PDCA.

Nội dung tiêu chuẩn ISO 22000 nêu rõ chi tiết các yêu cầu liên quan đến các vấn đề ảnh hưởng tới vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và đưa đến tay người tiêu dùng sản phẩm thực phẩm.

Các yêu cầu cơ bản của ISO 22000:2018

Nói chung, các yêu cầu của ISO 22000 là:

  • Có chính sách An toàn thực phẩm tổng thể cho tổ chức của bạn, do lãnh đạo cao nhất phát triển.
  • Đặt ra các mục tiêu sẽ thúc đẩy công ty của bạn nỗ lực tuân thủ chính sách này.
  • Lập kế hoạch và thiết kế hệ thống quản lý và tài liệu hóa hệ thống.
  • Lưu giữ hồ sơ về hiệu suất của hệ thống.
  • Thành lập nhóm với những cá nhân đủ điều kiện để thành lập Đội an toàn thực phẩm.
  • Xác định các thủ tục liên lạc để đảm bảo giao tiếp hiệu quả với các bên hữu quan quan trọng bên ngoài công ty (cơ quan quản lý, khách hàng, nhà cung cấp,…) và liên lạc nội bộ hiệu quả.
  • Có kế hoạch cho tình huống khẩn cấp.
  • Tổ chức các cuộc họp xem xét của ban lãnh đạo để đánh giá hiệu suất của FSMS.
  • Cung cấp đầy đủ các nguồn lực để vận hành hiệu quả FSMS bao gồm nhân viên được đào tạo và có trình độ phù hợp, đủ cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc thích hợp để đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Tuân thủ các nguyên tắc HACCP.
  • Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc để xác định sản phẩm.
  • Thiết lập hệ thống hành động khắc phục và kiểm soát sản phẩm không phù hợp.
  • Duy trì một quy trình được lập thành văn bản để xử lý việc thu hồi sản phẩm.
  • Điều khiển các thiết bị giám sát và đo lường.
  • Thiết lập và duy trì và chương trình kiểm toán nội bộ.
  • Liên tục cập nhật và cải tiến FSMS.
Các yêu cầu cơ bản của chứng nhận ISO 22000:2018
Các yêu cầu cơ bản của chứng nhận ISO 22000:2018

4 yếu tố chính của tiêu chuẩn ISO 22000

Cùng với cấu trúc bậc cao, tiêu chuẩn ISO về an toàn thực phẩm – ISO 22000:2018 cũng đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo đáp ứng được 4 yếu tố cốt lõi của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, đó là:

Yếu tố 1: Trao đổi thông tin lẫn nhau

Bao gồm việc trao đổi thông tin nội bộ và trao đổi thông tin với bên ngoài. Mục đích của việc trao đổi thông tin lẫn nhau là giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát được một cách bao quát từ khâu đầu vào cho tới khi tạo ra sản phẩm cuối cùng

Từ đó đảm bảo thực phẩm được an toàn vệ sinh khi đưa tới tay người tiêu dùng. Để việc trao đổi thông tin được hiệu quả, doanh nghiệp cũng cần chú ý phải lưu trữ tất cả những thông tin về hoạt động quản lý an toàn thực phẩm dưới dạng văn bản và có cải tiến khi thích hợp.

Yếu tố 2: Quản lý hệ thống

Việc quản lý hệ thống ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau bởi quy mô, loại hình, cấu trúc hoạt động là không giống nhau. Do đó, khi triển khai hệ thống quản lý, doanh nghiệp cần phải cân nhắc xây dựng các nội dung sao cho phù hợp nhất với định hướng và mục tiêu của doanh nghiệp mình.

Một số khía cạnh mà doanh nghiệp cần quan tâm đến khi để việc quản lý hệ thống có hiệu lực là vai trò của người lãnh đạo, nguồn lực sẵn có bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

Khi việc quản lý đạt hiệu quả và có hiệu lực thì sẽ đem tới những lợi ích tối đa cho chính doanh nghiệp cũng như các bên liên quan.

Yếu tố 3: Các chương trình tiên quyết

Để việc quản lý an toàn thực phẩm đạt hiệu quả như mong đợi thì một trong những yếu tố quan trọng nhất là doanh nghiệp cần phải thực hiện các chương trình tiên quyết

Tùy thuộc vào phân đoạn doanh nghiệp tham gia trong chuỗi thực phẩm là gì mà doanh nghiệp sẽ cần thiết kế chương trình tiên quyết cho phù hợp. Một số chương trình tiên quyết phổ biến thường được các doanh nghiệp áp dụng là:

  • Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP);
  • Thực hành thú y tốt (GVP);
  • Thực hành sản xuất tốt (GMP);
  • Thực hành vệ sinh tốt (GHP);
  • Thực hành chế tạo tốt (GPP);
  • Thực hành phân phối tốt (GDP);
  • Thực hành thương mại tốt (GTP).

Yếu tố 4: Các nguyên tắc của HACCP

ISO 22000 là một tiêu chuẩn được thiết kế với nền tảng là việc áp dụng các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP). Do đó, khi áp dụng ISO 22000 vào hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của mình, doanh nghiệp cần phải chú ý tuân thủ theo các nguyên tắc theo quy định của HACCP do Ủy ban CODEX ban hành. Cụ thể:

  • Nguyên tắc 1: Phân tích mối nguy
  • Nguyên tắc 2: Xác định những điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
  • Nguyên tắc 3: Thiết lập các giới hạn tới hạn cho từng CCP
  • Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát và kiểm soát từng CCP
  • Nguyên tắc 5: Thiết lập những hành động khắc phục cần thực hiện khi việc giám sát một CCP nào đó chưa được kiểm soát
  • Nguyên tắc 6: Xây dựng các thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP
  • Nguyên tắc 7: Thiết lập các thủ tục lưu trữ hồ sơ

7 nguyên tắc của HACCP là 1 trong 4 yếu tố quan trọng của ISO 22000. Doanh nghiệp khi muốn triển khai ISO 22000 cần nắm rõ được về 7 nguyên tắc này để có thể áp dụng thành công.

Điều kiện cấp chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000

Để có thể đạt tiêu chuẩn ISO 22000 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần phải đáp ứng 3 điều kiện chính sau:

  • Điều kiện thứ 1: Doanh nghiệp cần xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
  • Điều kiện thứ 2: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp cần được đánh giá và chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận.
  • Điều kiện thứ 3: Duy trì vận hành hệ thống và hiệu lực của Giấy chứng nhận ISO 22000.

Quy trình chứng nhận ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại ISOCERT

Để đạt chứng nhận ISO 22000 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, doanh nghiệp thực hiện 6 bước như sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận ISO 22000 tại ISOCERT
  • Bước 2: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá ISO 22000
  • Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1
  • Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2
  • Bước 5: Thẩm xét hồ sơ ISO 22000
  • Bước 6: Cấp dấu chứng nhận ISO 22000 (Hiệu lực là 3 năm)
  • Bước 7: Đánh giá và giám sát định kỳ duy trì chứng nhận ISO 22000
  • Bước 8: Đánh giá chứng nhận lại ISO 22000

Trên đây là những thông tin về cấu trúc, yêu cầu và quy trình chứng nhận ISO 22000:2018. Nếu thấy bổ ích thì bạn hãy chia sẻ bài viết này nhé!

Tham khảo một số bài viết khác:

Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001 tại thị trường Việt Nam

Lợi ích của việc sở hữu chứng nhận ISO 9001:2015