SDS là gì? MSDS và SDS có gì khác nhau?

SDS không những là tài liệu quan trọng trong ngành hóa chất mà còn có vai trò to lớn đối với logistics và xuất nhập khẩu. Vậy SDS là gì? MSDS và SDS có khác nhau hay không? Hãy cùng Vietcert tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

  1. SDS là gì?

Safety Data Sheet (SDS) là tài liệu cần có trong ngành hóa chất để cung cấp thông tin về xử lý, lưu trữ và các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp xảy ra tai nạn.

Người sử dụng hóa chất nguy hiểm cần phải tuân theo lời khuyên về các biện pháp quản lý rủi ro được đưa ra khi tiếp xúc.

Trong tài liệu SDS (Phiếu an toàn hóa chất) cần chứa 16 mục bao gồm:

  • Mục 1. Thông tin của nhà sản xuất
  • Mục 2. Thông tin cấu tạo và thành phần hóa chất
  • Mục 3. Nhận dạng đặc tính nguy hiểm hóa chất
  • Mục 4. Các biện pháp sơ cứu
  • Mục 5. Các biện pháp xử lý khi có hỏa hoạn
  • Mục 6. Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn
  • Mục 7. Yêu cầu về thao tác và lưu trữ
  • Mục 8. Kiểm soát phơi nhiễm và bảo vệ cá nhân
  • Mục 9. Đặc tính lý, hóa của hóa chất
  • Mục 10. Mức ổn định và hoạt động của hóa chất
  • Mục 11. Thông tin về tính độc hại
  • Mục 12. Thông tin về hệ sinh thái
  • Mục 13. Yêu cầu về thải bỏ
  • Mục 14. Yêu cầu khi vận chuyển
  • Mục 15. Thông tin pháp lý
  • Mục 16 Thông tin khác
SDS là gì? MSDS và SDS có gì khác nhau?
SDS là gì? MSDS và SDS có gì khác nhau?
  1. SDS và MSDS có gì giống và khác nhau?

SDS (Safety Data Sheet)MSDS ( Material Data Sheet) về cơ bản không khác nhau gì nhiều.

  • Đều là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất
  • Đều được áp dụng cho các mặt hàng hoá có thể gây nguy hiểm cho quá trình vận chuyển như cháy nổ; khả năng ăn mòn, hoá chất độc hại,…
  • Giúp người vận chuyển hàng hoá được an toàn hơn trong quá trình sắp xếp; hay xử lý khi gặp sự cố nào đó không may xảy ra.

Tuy nhiên, giữa 2 tài liệu này cũng có những điểm khác biệt, cụ thể:

  • SDS được làm theo quy chuẩn quốc tế nên chỉ có 1 dạng và bao gồm đầy đủ 16 phần như trên, trong khi đó MSDS lại có nhiều định dạng và sắp xếp theo trật tự khác nhau.
  • Hiện nay MSDS đã được chuyển đổi sang SDS nhằm tạo ra một cách thức đơn giản và hiệu quả để giúp người mua và cả người bán nắm bắt các thông tin cần thiết về an toàn hóa chất.
  1. Tại sao chuyển từ MSDS sang SDS?

Mục đích chính của việc chuyển đổi từ tài liệu an toàn (MSDS) cho SDS là để tạo ra một cách đơn giản và hiệu quả hơn để thông tin tốt hơn những nguy hiểm của một chất hóa học. Trước khi công ty chuyển đổi có thể có MSDS trong nhiều định dạng với thông tin về các định dạng này tại các địa điểm khác nhau. Bằng việc chuyển sang một định dạng phổ nó làm cho nó dễ dàng hơn cho người lao động để tìm thông tin về một chất hóa học, nó cũng làm giảm gánh nặng cho các hóa chất sản xuất.

Trên đây là một số thông tin về SDS và sự khác nhau giữa MSDS và SDS. Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy bổ ích nhé!

Tham khảo thêm một số bài viết khác:

Các thắc mắc liên quan đến MSDS

Thông tin mới nhất về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa