Thử nghiệm hoá học và tính cháy của đồ chơi trẻ em

Thử nghiệm hoá học và tính cháy của đồ chơi trẻ em

Lợi ích của đồ chơi trẻ em

Đồ chơi là món đồ khá quen thuộc của trẻ em hiện nay. Chúng có tác dụng tuyệt vời đối với sự phát triển tư duy và trí tuệ của trẻ.

Những món đồ chơi thích hợp sẽ giúp trẻ vận động trí não tuyệt vời.

Chúng còn là phương pháp hỗ trợ bé vận động linh hoạt, rèn luyện trí nhớ và sự khéo léo.

Đồ chơi giúp trẻ em tham gia vui chơi, giải trí, thúc đẩy cân bằng cảm xúc, giải phóng năng lượng và cảm xúc, thúc đẩy tư duy phát triển. . Giải trí không chỉ là nhu cầu tự nhiên của trẻ em, mà còn là cách để tăng cường thể chất, mở rộng thế giới quan, nhận thức và cảm xúc của bé, tốt hơn hòa nhập cộng đồng và trí thông minh của trẻ em cũng được tăng cường.

Đồ chơi trẻ em có tác dụng rất hiệu quả trong việc phát triển thể chất của bé. Chúng giúp bé không lười nhác, vận động nhiều hơn, tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.

Đồ chơi giúp bé phát triển các mối quan hệ xã hội thông qua giao tiếp, tương tác với các bạn. Sau khi chơi, bé sẽ thể hiện cảm xúc đa dạng và biết được cảm xúc của người khác.

 Tuy nhiên bên cạnh các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng cũng có không ít mặt hàng trôi nổi, gây nguy cơ mất an toàn,  mặc khác sản phẩm đồ chơi trẻ em được nhà nước xếp vào hàng hóa nhóm 2 – loại hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho trẻ em nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy đối với sản phẩm đồ chơi trẻ em lưu hành tại Việt Nam, để đảm bảo an toàn cho trẻ và kiểm soát được chất lượng sản phẩm việc thử nghiệm đồ chơi trẻ em là một yếu tố bắt buộc phải thực hiện khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Thử nghiệm hoá học và tính cháy của đồ chơi trẻ em
Thử nghiệm hoá học và tính cháy của đồ chơi trẻ em

Các quy định về kiểm nghiệm Đồ chơi trẻ em hiện nay

 Hiện nay, việc kiểm nghiệm đồ chơi trẻ em sẽ được tiến hành theo các quy định sau:

 Đáp ứng theo yêu cầu của QCVN 03:2019/BKHCN được bộ KH-CN ban hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT vào ngày 30/09/2019,, thay thế cho QCVN 3:2009 được ban hành tại Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ban hành ngày 26/06/2009.  Quy chuẩn kỹ thuật quy định các yêu cầu an toàn đối với đồ chơi trẻ em, các phương pháp thử tương ứng và yêu cầu về quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.

Chỉ tiêu an toàn về tính cháy trong thử nghiệm đối với đồ chơi trẻ em

Thử yêu cầu an toàn về tính cháy theo TCVN 6238-2:2017 (ISO 8124-2:2014),

An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 2: Tính cháy

Các phương pháp thử xác định tính dễ bốc cháy trong các điều kiện đã được quy định cụ thể.

Tiêu chuẩn này quy định các loại vật liệu dễ cháy bị cấm dùng trong tất cả các loại đồ chơi những yêu cầu có liên quan đến tính dễ bốc cháy của một số loại đồ chơi nhất định khi đặt chúng vào một nguồn cháy nhỏ.

Không được dùng các vật liệu sau đây trong sản xuất đồ chơi:

  • Vật liệu có lông tuyết trên bề mặt gây ra bùng cháy bề mặt khi tiếp cận ngọn lửa.
  • Chất rắn rất dễ cháy.

Ngoài ra, đồ chơi không được chứa khí/ chất lỏng/gel dễ cháy và rất dễ cháy dễ cháy, trừ:

  • Chất lỏng dễ cháy, gel dễ cháy và chế phẩm chứa trong các bình chứa được gắn kín, có thể tích tối đa của mỗi bình chứa là 15 ml.
  • Chất lỏng rất dễ cháy và chất lỏng dễ cháy được giữ toàn bộ trong vật liệu xốp trong các ống mao dẫn của dụng cụ viết.
  • Chất lỏng dễ cháy có độ nhớt lớn hơn 260 x 10-6 m2/s tương ứng với thời gian chảy hơn 38 s khi xác định theo ISO 2431 : 1993, sử dụng cốc số 6.
  • Chất lỏng rất dễ cháy được chứa trong đồ chơi thuộc phạm vi của TCVN 6238-5 (EN 71-5).

Tổng kết

Trên đây là một số thông tin về Thử nghiệm hoá học và tính cháy của đồ chơi trẻ em. Hãy theo dõi website của chúng tôi để mở rộng thêm nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu nhé!

Xem thêm:

Các chỉ tiêu thử nghiệm đối với sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho heo con

Hợp đồng vận chuyển hàng hoá