Xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch. Nên chọn hình thức nào?

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch. Nên chọn hình thức nào?

1. Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là gì?

Tiểu ngạch là hình thức trao đổi hàng hóa của cư dân đang sinh sống ở khu vực biên giới của 2 nước láng giềng. Các mặt hàng kinh doanh tiểu ngạch thường là những loại hàng hóa có giá trị nhỏ như: hàng nông sản, các mặt hàng tiêu dùng như quần áo, vải vóc, giày dép, mỹ phẩm hay những đồ gia dụng đơn giản cũng được kinh doanh theo hình thức này…

Tại Việt Nam, tiểu ngạch hay xuất nhập khẩu tiểu khách được thực hiện tại các tỉnh thành biên giới như: Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia,…

2. Xuất nhập khẩu chính ngạch là gì?

Chính ngạch là hình thức trao đổi hàng hóa mang tính chất toàn cầu. Hình thức xuất nhập khẩu chính ngạch được áp dụng với mọi đối tượng, chỉ cần đáp ứng theo đúng các điều kiện tài chính và pháp lý cho phép.

Tại với Việt Nam, các nước có thể nhập khẩu chính ngạch bao gồm các quốc gia có chung đường biên giới với nước ta, ví dụ như: Lào, Campuchia, Trung Quốc,… Đối với hình thức nhập khẩu này, các bên giao dịch mua bán yêu cầu phải có hợp đồng kinh tế, thương mại dựa theo các điều trong thông lệ quốc tế. Hợp đồng này sẽ bảo vệ quyền lợi cho tất cả các bên có liên quan

.

3. Sực khác nhau giữa xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch?

  • Con đường vận chuyển:

Với các hàng hóa xuất nhập khẩu theo hình thức chính ngạch sẽ được vận chuyển qua các cửa khẩu và đóng các loại thuế cũng như các loại phí liên quan. Còn với cách vận chuyển hàng hóa qua đường tiểu ngạch thường sẽ được đi theo một con đường riêng, không phải chịu sự kiểm duyệt khắt khe của cơ quan hải quan nhưng vẫn phải đóng thuế đầy đủ. Ngoài ra khi vận chuyển tiểu ngạch bạn sẽ bị các cơ quan quản lý kiểm tra bất cứ lúc nào để đảm bảo an toàn hàng hóa.

  • Giấy tờ thủ tục:

Với con đường vận chuyển chính ngạch, thuế suất hàng hóa thấp hơn rất nhiều, thủ tục dễ dàng, chỉ cần một tòe khai tiểu ngạch và chịu phí biên mậu là có thể thông quan. Với hình thứ chính ngạch thì phức tạp hơn bởi cần có phiếu kiểm tra chất lượng hàng, hóa đơn, chứng từ thanh toán, hợp đồng ngoại thương… cũng như chịu mức thuế cao.

  • Giá trị khi giao dịch:

Với chính ngạch bạn sẽ không bị giới hạn về chi phí và giá trị của đơn hàng cũng như có thể chuyển bất cứ mặt hàng nào mà pháp luật không cấm với số lượng không hạn định. Hình thức tiểu ngạch sẽ bị giới hạn số lượng mua hàng theo quy định của pháp luật.

  • Thủ tục nhập khẩu hàng hóa

Nhập khẩu tiểu ngạch

Thủ tục nhập khẩu tiểu ngạch sẽ bao gồm:

– Tờ khai hàng (HQ7A,HQ7B): Số lượng 2 tờ

– Giấy chứng minh cư dân biên giới

– Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới được UBND cấp tỉnh cấp

– Việc quyết định thực hiện kiểm tra hàng hóa, đóng thuế và phê duyệt hải quan đề được trường hải quan cửa khẩu quyết định dựa trên các thủ tục và giấy tờ được cung cấp.

Nhập khẩu chính ngạch

Do hàng hóa được xuất nhập khẩu với số lượng lớn và yêu cầu pháp luật chặt chẽ hơn. Do đó, các thủ tục nhập khẩu hàng hóa chính ngạch sẽ phức tạp hơn so với nhập khẩu tiểu ngạch.

– Thủ tục nhập khẩu chính ngạch bao gồm:

– Hợp đồng (Sale contract)

– Hóa đơn thương mại (Invoice)

– Quy cách đóng gói (Packing list) với Seller (người bán)

– Bill of Lading (nếu có)

– Tờ khai hải quan (Customs Declaration)

– LC – thư tín dụng

– Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước

– Giấy chứng nhận hàng hóa (form E)

– Hóa đơn vận chuyển.

– Chứng nhận kiểm dịch

Khi nhập khẩu chính ngạch bạn cần phải chuẩn bị hết tất cả những giấy tờ chứng từ trên để gửi cục hải quan để thông quan hàng hóa. Thuế bạn cần phải đóng sẽ dựa vào loại hàng hóa mà bạn đang nhập khẩu do pháp luật quy định. Cục hải quan sẽ dựa trên các chứng từ, tờ khai sẽ quyết định cho hàng hóa bạn thông quan. Một số trường hợp hàng hóa của bạn sẽ phải thực hiện kiểm tra trước khi thông quan.

4. Nên lựa chọn hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch hay chính ngạch.

Trên thực tế, đối với các doanh nghiệp lớn thì hình thức chính ngạch sẽ là hình thức được ưu tiên nhất. Lý do là bởi, họ cần đến các hợp đồng lớn, giá trị đối với công ty đối tác nước ngoài. Chính vì vậy mà hình thức xuất nhập khẩu chính ngạch gần như là con đường duy nhất của các doanh nghiệp.

Còn đối với các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ lẻ thì xuất nhập khẩu tiểu ngạch là con đường thích hợp. Không chỉ có thuế suất thấp mà xuất nhập khẩu tiểu ngạch còn có thủ tục đơn giản và nhanh chóng. Chính vì thế hình thức này cực hợp với các đơn hàng giỏ lẻ tại các công ty nhỏ.