C/O là gì? Những điều chưa biết về C/O.

C/O là gì? Những điều chưa biết về C/O.

C/O là gì?

C/O (viết tắt từ tên tiếng Anh: Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hoá. C/O được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, nhằm xác nhận mặt hàng đó là do nước đó sản xuất.

Đây là một loại giấy tờ, chứng từ rất quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Điều khoản và thông tin trên C/O phải đảm bảo tuân thủ theo những quy định của các bên tham gia.

Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá
Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá

C/O được dùng để làm gì?

1. Ưu đãi thuế quan:

  • Nếu bạn là nhà nhập khẩu, một chứng từ C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, giảm lượng lớn số tiền nộp thuế. Vì vậy, khi làm thủ tục Hải quan cho các lô hàng có khai kèm C/O, bạn cần hết sức lưu ý để tránh những lỗi không đáng có như: form của C/O, dấu, chữ ký, các thông tin liên quan đến hàng hoá,…).
  • Nếu bạn là nhà xuất khẩu, thì việc xin C/O chỉ là theo quy định trong hợp đồng với người mua hàng nước ngoài.

2. Áp dụng thuế chống phá giá và trượt giá:

  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá có một số vai trò liên quan đến chính sách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch,…

Có mấy loại chứng từ C/O?

  • Form A: hàng hoá xuất khẩu mà Việt Nam sẽ được hưởng một số ưu đãi nhất định về thuế quan.
  • Form B: hàng hoá xuất đi các nước nhưng không có bất kỳ ưu đãi nào.
  • Form D: hàng hoá được xuất đi các quốc gia thuộc khối ASEAN, được hưởng các ưu đãi liên quan đến thuế đã nêu rõ trong hiệp định CEPT.
  • Form E: hàng hoá được xuất khẩu sang Trung Quốc và các quốc gia thuộc khối ASEAN, được hưởng các ưu đãi liên quan đến thuế.
  • Form S: hàng hoá được xuất khẩu sang Lào và được hưởng các ưu đãi liên quan đến thuế.
  • Form AK: hàng hoá được xuất khẩu sang Hàn Quốc và các quốc gia thuộc khối ASEAN, được hưởng các ưu đãi liên quan đến thuế.
  • Form AJ: hàng hoá được xuất khẩu sang Nhật và các quốc gia thuộc khối ASEAN, được hưởng các ưu đãi liên quan đến thuế.

Đối tượng áp dụng đối với giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá

Theo quy định tại Điều 2 của Nghị đinh 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến liên quan đến thương mại thì giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá sẽ được áp dụng đối với những đối tượng sau đây:

1. Thương nhân thực hiện khuyến mại, gồm:

  • Thương nhân sản xuất hay kinh doanh hàng hoá và dịch vụ trực tiếp thực hiện khuyến mại hoặc thông qua những thương nhân phân phối như buôn bán, bán lẻ hay đại lý,…
  • Thương nhân đang hoạt động kinh doanh dịch vụ khuyến mại cho các hàng hoá dịch vụ của thương nhân khác dựa trên thoả thuận với thương nhân đó.

2. Thương nhân trực tiếp tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, gồm:

  • Thương nhân tổ chức hội chợ hay triển lãm hoặc tổ chức cho những thương nhân khác, tổ chức khác, cá nhân tham gia hội chợ,…
  • Thương nhân trực tiếp hay thuê thương nhân khác tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đối với sản phẩm hàng hoá riêng.

Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận C/O?

Trên thực tế thì Bộ công thương chính là nơi có uỷ quyền cung cấp giấy C/O. Tuy nhiên, Bộ cũng có thể uỷ quyền cho một số cơ quan và tổ chức có thể đảm nhiệm.

  • VCCI – Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thể cung cấp cho bạn được giấy CO với form A, B,…
  • Những phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ công thương được cấp giấy C/O form D, E hay AK,…
  • Những phòng ban quản lý Khu chế xuất – Khu công nghiệp được Bộ công thương ủy quyền có thể cung cấp được C/O form D, E,…
Văn phòng được uỷ quyền cấp giấy chứng nhận C/O
Văn phòng được uỷ quyền cấp giấy chứng nhận C/O

Quy trình xin cấp giấy chứng nhận C/O

  • Bước 1: Đối với những DN lần đầu thực hiện xin C/O. Trước khi muốn xin thì phải thực hiện đầy đủ các thông tin trên bộ hồ sơ thương nhân.
  • Bước 2: Nộp bộ hồ sơ thương nhân và đính kèm các giấy tờ khác gồm:
  1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận C/O
  2. Các mẫu C/O cần thiết
  3. 1 hoá đơn thương mại (bản gốc)
  4. Tờ khai hài quan đối với hàng hoá xuất khẩu
  5. 1 packing list (bản gốc)
  6. 1 vận đơn (bản sao)
  7. 1 tờ khai hải quan (bản sao),…

Tổng kết

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn một số thông tin về C/O. Hãy theo dõi website của chúng tôi để mở rộng thêm nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu nhé!

Xem thêm:

Chào mọi người

Những quy cách đóng gói hàng hoá vận chuyển không phải ai cũng biết