Lợi ích của việc chuẩn bị MSDS khi đưa sản phẩm xuất khẩu
Có rất nhiều loại hóa chất được xếp vào nhóm mặt hàng nguy hiểm khi xuất nhập khẩu, vì vậy khi tiến hành xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần cung cấp bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS. Lợi ích của việc chuẩn bị MSDS khi đưa sản phẩm xuất khẩu là gì. Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Tìm hiểu MSDS:
MSDS (Material Safety Data Sheet) được gọi là bảng chỉ dẫn an toàn vật liệu (hóa chất), đây là một bộ tài liệu liên quan đến kỹ thuật xử lý an toàn sản phẩm và toàn bộ những thông tin sản phẩm đề cập đến 4 vần đề:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc với sản phẩm, vật liệu hoặc hóa chất.
- Có thể gây nguy hại khi vận chuyển, lưu trữ hoặc sử dụng
- Có khả năng ảnh hưởng đến người lao động như phơi nhiễm khi tiếp xúc
- Cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp.
Những đối tượng sau sẽ phải chịu trách nhiệm trong các vấn đề liên quan đến MSDS.
-
Người xuất khẩu
Do MSDS dùng để cung cấp toàn bộ thông tin về sản phẩm cũng như quá trình xuất/nhập khẩu của nó. Nên người xuất khẩu sản phẩm đó sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm với những thông tin được thể hiện ở MSDS.
Thông thường bản MSDS sẽ có hiệu lực là 3 năm trước khi xuất/nhập khẩu.
-
Người nhập khẩu
Người nhận sản phẩm cần đảm bảo bản MSDS mà người xuất khẩu cung cấp là bản gốc. Trong trường hợp, sản phẩm có những thay đổi về thành phần, hóa chất… Người nhập khẩu phải nhận được bản cập nhật trước 90 ngày trước khi bên xuất khẩu xuất sản phẩm sang cho mình.
Người nhập khẩu có quyền bổ sung thêm các thông tin liên quan đến sản phẩm trong bản MSDS. Nhưng phải đảm bảo không được ít hơn bản gốc. Tại những nơi làm việc hay nhưng kho hàng có người tiếp xúc với sản phẩm. Người chịu trách nhiệm nhận lô hàng cần cung cấp bản sao MSDS. Để những người làm việc tại khu vực đó nắm được về sản phẩm.
-
Người lao động
Khi làm việc tại những khu vực chứa hóa chất cần theo dõi các thông tin về hóa chất, các chỉ dẫn an toàn và các biện pháp phòng ngừa, sơ cứu được hiển thị ở MSDS.
Nói tóm lại, MSDS là một bản chỉ dẫn an toàn quan trọng và không thể thiếu đối với đa số hàng hóa xuất/nhập khẩu hiện nay.
Lợi ích của việc chuẩn bị MSDS khi đưa sản phẩm xuất khẩu
♦ Việc dựa vào MSDS sẽ giúp đưa ra được giải pháp, phương thức vận chuyển phù hợp. Điều này giữ vai trò quan trọng không chỉ trong khâu di chuyển mà còn đảm bảo an toàn trong quá trình bốc xếp. Nhất là khi gặp phải những sự cố bất ngờ, việc xử lý cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn.
♦ Cung cấp cảnh bảo về các mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng vật liệu/hóa chất khi bạn không tuân thủ các khuyến nghị, hướng dẫn xử lý trong quá trình thao tác.
♦ Cung cấp cho người lao động những thông tin cần thiết để sử dụng vật liệu một cách an toàn.
♦ Giúp các tổ chức sử dụng hóa chất xây dựng được một môi trường làm việc an toàn, các biện pháp, thiết bị bảo vệ và các chương trình đào tạo lao động khi tiếp xúc với vật liệu trong quá trình làm việc.
♦ Cung cấp thông tin cho người ứng cứu trong các trường hợp xảy ra sự cố. Nhận biết các triệu chứng của phơi nhiễm quá mức và các đề xuất xử lý từng trường hợp.
♦ MSDS cần thiết để được phép xuất khẩu hàng hoá hoá chất ra khỏi quốc gia. Bạn cần MSDS khi vận chuyển hàng hóa, hóa chất thuộc diện nguy hiểm thì bất buộc phải có MSDS thì bên vận chuyển mới cho phép vận chuyển, nếu không có phiếu an toàn hóa chất này thì bên vận chuyển có quyền từ chối không vận chuyển hàng của bạn.
Vietcert hy vọng các doanh nghiệp sẽ có những thông tin hữu ích hơn về Bảng Chỉ Dẫn An Toàn Hóa Chất MSDS. Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy thích thú nhé!
Tham khảo thêm một số bài viết khác:
MSDS là gì? Những điểm cần lưu ý về Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất Material Safety Data Sheet
Dịch vụ xuất khẩu ủy thác giày dép đi Mỹ